Mở đầu bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy viết: “Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ” a, Trong bài thơ

Mở đầu bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy viết:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
a, Trong bài thơ Ánh trăng, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó? Theo em, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng ở hai khổ thơ khác nhau như thế nào?
b, Bài thơ Ánh trăng gợi nhắc và củng cố thái độ sống nào ở người đọc? tìm hai câu tục ngữ có nội dung thể hiện thái độ sống đó?
c, Từ cảm nhận về truyền thống đạo lí được đúc kết trong hai câu tục ngữ trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về tình cảm mà nhân dân ta dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giápkhi ông từ trần (Tháng 10 – 2013)

0 bình luận về “Mở đầu bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy viết: “Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ” a, Trong bài thơ”

  1. a) Khổ thơ:

    Ngửa mặt lên nhìn mặt

    Có cái gì rưng rưng

    Như là đồng là bể

    Như là sông là rừng

    -Đồng, sông, bể, rừng ở hai khổ khác nhau:

    +ở khổ đầu đồng, rừng, sông, bể được nói đến với kí ức ngày xưa hòa mình với thiên nhiên

    +ờ khổ thứ năm này thì đồng, rừng, sông, bể được nói đến với cảm giác nhớ nhung, bất giác.

    b) -Củng cố thái độ sống ân tình, thủy chung với quá khứ.

    Câu tục ngữ:

    ¹) Uống nước nhớ nguồn

    ²) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

    c)                        Bài làm

             Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng tài có công lớn đối với chiến thắng lịch sử của dân tộc. Ông mất đi để lại biết ba đau xót cho thế hệ những người ở lại. Cả cuộc đời, đại tướng đã cống hiến hết mình vì sự nghiệp chiến đấu của non sông. Nay ông mất đi làm sao mà dân tộc ta không đau xót cho được. Ngày nghe tin đại tướng mất, cả nước ta vô cùng bàng hoàng và tiếc nuối. Vị  anh hùng lịch sử dân tộc ấy đã mãi mãi ra đi , về với cõi vĩnh hằng. Đất nước đã để tang người chiến sĩ ấy, đồng thời thực hiện di nguyện của ông, đưa ông trở về với vùng đất Quảng Bình nơi ông được sinh ra và lớn lên. Biết bao người dân đổ dồn về buổi thực hiện tang lễ. Họ đến để một lần cuối cùng cúi đầu tạ ơn công lao của người anh hùng,đồng thời tiễn đưa linh cĩu của ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Trong những ngày đưa tang, không khí buổi lễ diễn ra trang trọng avf tôn nghiêm trước sự chứng kiến của hàng nghìn người. Biết rằng con người ta không thể trường tồn mãi mãi nhưng chẳng ai có thể khỏi ngậm ngùi trước sự ra đi của vị tướng ấy. Sinh thời, ông đã cống hiến hết mình vì non sông, đất nước, giờ ông mất đi, công lao ấy đáng được ghi nhận. Và  việc cả nước để tang đại  tướng cũng là cách dân tộc ta bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến công ơn của ông đã bỏ ra cho dân tộc. Sau khi đã hoàn thành tâm nguyện của ông, tất cả mọi người dân trên dải đất hình chữ S ai cũng cảm thấy được yên lòng vì đã một phần nào đó giúp người đã khuất cảm thấy được thảnh thơi. Có thể nói, với những cống hiến vĩ đại của đại tướng Võ Nguyên Giáp , ông xứng đáng được nhân dân suy tôn và ghi nhận .

    #chuc_ban_hoc_tot

    xin ctlhn ạ

    Bình luận
  2. Mở đầu bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy viết:“Hồi nhỏ sống với đồngvới sông rồi với bểhồi chiến tranh ở rừngvầng trăng thành tri kỉ”a, Trong bài thơ Ánh trăng, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó? Theo em, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng ở hai khổ thơ khác nhau như thế nào?b, Bài thơ Ánh trăng gợi nhắc và củng cố thái độ sống nào ở người đọc? tìm hai câu tục ngữ có nội dung thể hiện thái độ sống đó?c, Từ cảm nhận về truyền thống đạo lí được đúc kết trong hai câu tục ngữ trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi)  nêu suy nghĩ của em về tình cảm mà nhân dân ta dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giápkhi ông từ trần (Tháng 10 – 2013)

    Bình luận

Viết một bình luận