Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”
Bài thơ của Tế Hanh viết
” Quê hương có con sông biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”
1, Hãy chỉ ra và nêu tác dụng được gợi hình gợi cảm của những biện pháp nghệ thuật
2, Những câu thơ ấy gợi cho em nhớ tới bài thơ nào của tác giả Tế Hanh mà em đã học theo chương trình ngữ văn lớp 8. Hãy chỉ ra điểm tương đồng
Giúp mik vs ak
Mik sẽ chon ctl hay nhất
Ko cần nhanh chỉ cần đúng
1.
Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
+ Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong”
+ Nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”
+ So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
– Hiệu quả: Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng và giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.
2.
gợi nhớ tới bài thơ ” Quê hương” của Tế Hanh
điểm tương đồng :
– đều nói về sông nước
– đều nói lên tâm hồn nhạy cảm của tác giả trước cảnh vật
Trong 4 câu mở đầu bài thơ Nhớ con sông quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã giới thiệu với chúng ta con sông quê hương của mình và tình cảm của ông đối với sông quê. Ngay từ hai câu đầu đoạn, hình ảnh sông đã hiện ra với một màu xanh biếc. Tính từ gơi tả xanh biếc giúp ta hình dung mặt nước sông xanh đậm, đẹp, hơi ánh lên dưới mặt trời do vần iếc trong biếc gợi ánh sáng. Động từ có vừa giới thiệu sông quê lại vừa kín đáo bộc lộ cảm xúc tự hào của người viết. Từ bao quát chung, nhà thơ tả cụ thể con sông và hai bên bờ “ Nước gương trong, soi tóc những hàng tre”. Với sự kết hợp khéo léo NT nhân hóa với những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái đang soi tóc trên mặt sông với mặt soi là một tấm gương khổng lồ – NT ẩn dụ. Con sông quê hiện lên mới xinh đẹp, hiền hòa, gần gũi biết bao ! Trước một dòng sông quê hương như thế, làm sao mà không yêu, không nhớ được. Để bộc lộ lòng mình, Tế Hanh đã sử dụng NT so sánh khẳng đinh “ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”. Tâm hồn tôi là một khái niệm trừu tượng mà buổi trưa hè là một khái niệm cụ thể -nhiệt độ cao,nóng như nhiệt tình nồng cháy của nhà thơ vậy. Chính lúc tác giả dùng động từ tỏa ( lan rộng khắp ) kết hợp với từ láy lấp loáng (dòng sông chỗ sáng lên, chỗ tối đi, thay đổi liên tục) đã đưa sông vào trang cổ tích với một con sông dát bạc, diệu kì. Tình yêu của Tế Hanh đã làm cho sông quê đẹp rực rỡ lên biết bao nhiêu .
Nội dung : Giới thiệu con sông quê hương và t/c của t/g với con sông quê hương .
Nghệ thuật : nhân hóa – so sánh – từ gợi tả .
– Động từ “có”giới thiệu con sông của quê hương, vừa kín đáo bộc lộ niềm tự hào
– Tính từ gợi tả màu sắc”xanh biếc”khái quát cảnh con sôngvới màu xanh đậm, đẹp ánh lên dưới ánh mặt trời.
– Mặt nước sông trong như tấm gương khổng lồ(ẩn dụ);những hàng tre hai bên bờ như những cô gái đang nghiêng mình soi gương ,chải tóc trên mặt nước trong xanh (nhân hóa).
-Ngay phut ban đầu nhà thơ đã kín đáo bộc lộ tình cảm tự hào ,mến yêu con sông.