Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”
hãy phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn văn đó
hãy lm cho có tâm, đfwng chép mạng đó nhaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
Mỗi dịp Tết đến xuân về hình ảnh đắc trưng nhất có lẽ là hình ảnh ông đồ cho chữ tạo nên văn hoá thư pháp , nét đẹp thời phong kiến . Đoạn trích trên thuộc bài Ông Đồ của tác giả Vũ Đình Liên – lớp đầu của phong trào thơ mới . Đoạn trích trên là phần đầu của tác phẩm , là sợi chỉ đỏ xuyên xuyết cả bài đọc , hơn thế là câu từ của đoạn trên mạng đậm nỗi niềm tiếc thương lưu luyến của tác giả gửi đến văn hoá thư pháp .
Đoạn văn trên nói về thời huy hoàng của ông đồ , năm nao cũng đông đúc người thuê viết , đứng quanh cả 1 vùng :
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
‘hoa đào nở’ mùa xuân về một năm mới bắt đầu mọi người thể hiện mong ước qua việc xin chữ . Như một sự tuần hoàn của chu kì thời gian, mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện . Hình ảnh mực tàu , giấy đỏ , phố đông người song hành với nhau làm nổi bật hình ảnh của ông đồ cho chữ . Ta hãy hình dung dưới những bông hoa đào cùng tiết trời se lạnh có một ông đồ già đang vẽ những nét chữ điêu luyện và sự nhộn nhịp của bước chân người qua lại tạo nên một bức tranh thật tươi vui. Từ “mỗi”, “lại” đã phần nào thể hiện nhịp điệu đều đặn ấy. Hoa đào và ông đồ đã song hành, sóng đôi cùng nhau để tôn thêm vẻ đẹp của ngày Tết. Màu hồng của hoa đào, màu đen của thỏi mực, màu đỏ của giấy đã làm bức tranh thật sinh động. Việc cho chữ của ông đồ dường như trở thành quy lật thiết yếu vậy , chỉ cần xuân về là sẽ thấy ông đồ , cái quy luật ấy cứ lặp đi lặp lại như muốn gìn giữ cái văn hoá thư pháp thời ấy vậy .Lời thơ từ tốn mà chứa bao yêu thương. Dẫu chỉ chiếm một góc nhỏ thôi “trên phố” nhưng trong bức tranh thơ này, ông đò lại trở thành tâm điểm. điềm đạm và lặng lẽ, ông đồ hoà nhập vào sự náo nức, rộn ràng của cuộc đời bằng chính những cái quý giá nhất mà ông có. đoạn thơ hai mươi chữ giới thiệu được trọn vẹn không gian, thời gian, nhân vật, tạo tiền đề cho câu chuyện tiếp tục ở những khổ thơ sau:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc khen ngợi tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay
Cả một phố đông người lại tụ lại xung quanh ông đồ chứng tỏ thời huy hoàng của ông , được nhiều người quan tâm để ý và hơn thế là họ thay ông truyền giao văn hoá thư pháp đẹp đẽ .Câu thơ ấm ran sự sống bởi từ chỉ số lượng có tính chât phiếm định “bao nhiêu” và tính từ “tấm tắc”biểu đạt sự thán phục , ngợi ca tài năng của ông Ngươì xưa quan niệm chữ nho là thứ chữ thánh hiền. Học chữ ấy không phải để kiếm sống mà mục đích cao nhất là để làm người, để có thể phò vua, trợ nước, giúp đời. Đều đó hoàn toàn đúng với văn hoá thư pháp nổi danh nhưng với tình trạng chế độ phong kiến suy sụp lúc đó học chữ nho hoàn toàn mất đi trị vế là dần phai nhoà . Dù có vậy nhưng đối với việc cho chữ , các ông đồ như mang quảng bá tài năng văn hoá vậy . Họ muốn lan rộng ra , trở nên phổ biến , truyền bá văn hoá thư pháp như rồng như phượng vậy . Và chắc chắc rằng những thi nhân chữ nho đều rất tài năng và khéo léo vì có thế mới taoj ra nền thư pháp song hành tuyệt kĩ như vậy . Dẫu việc đánh đổi chữ thánh hiền để lấy miếng cơm manh áo chỉ là việc cùng bất đắc dĩ, chẳng phải vui sướng, danh giá gì nhưng cái tấm tắc ngợi khen của người đời cũng an ủi được phần nào nỗi niềm của những kẻ sinh bất phùng thời.Họ súm sít thuê ông viết chữ, trầm trồ trước cái tài hoa của ông cũng có nghĩa là còn biết trân trọng tài năng và cái đẹp
Bằng việc sử dụng hình ảnh hoa đào, ông đồ ở đầu và cuối bài thơ, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh trái ngược của ông đồ ở thời kì vàng son và ông đồ khi thất thế. Thể thơ năm chữ đã giúp nhà thơ bày tỏ cảm xúc một cách dễ dàng. “Ông đồ” là sự hoài niệm về những giá trị xưa cũ, bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc của tác giả Vũ Đình Liên.