Mọi ng giúp mk với, mk cảm ơn trc
Viết đoạn văn theo phương pháp lập luận diễn dịch để làm rõ hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ qua “Hồi 14- Hoàng Lê nhất thống chí”
+Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn
+Là người có trí tuệ nhạy bén, sáng suốt
+Ý chí quyết chiến quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng
+Tài dụng binh như thần, cuộc hành quân thần tốc
+Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong trận chiến
I. Mở bài
– Trong lịch sử các triều đại Việt Nam, Quang Trung là một vị vua văn võ toàn tài, có công lao lớn trong sự nghiệp đánh đuổi giặc ngoại xâm.
– Nhân vật lịch sử đó đã đi vào văn chương như một hình ảnh đẹp. Đoạn trích Hồi thứ mười bốn, Hoàng Lê nhất thống chí đã làm toát lên vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng áo vải trong chiến công lẫy lừng đại phá quân Thanh.
II. Thân bài
1. Quang Trung là một vị vua yêu nước, thương dân.
a. Nếu Lê Chiêu Thống là một ông vua hèn hạ, sẵn sàng bán nước để cứu vãn cái ngai vàng sắp sụp đỗ của mình thì Quang Trung là một vị vua đầy khí phách. Khi nghe tin quân Thanh kéo sang thôn tính nước ta, vua Quang Trung “giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay”.
b. Khi nói chuyện với quân lính, ông khẳng định chủ quyền của dân tộc “đất nào sao ấy”, chỉ rõ tội ác và âm mưu xâm lược của giặc, nêu cao truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta từ thời Bà Trưng, kêu gọi tướng sĩ “đồng tâm hiệp lực để dựng nên công lớn”.
Chỉ vài chi tiết nhỏ, tác giả đã gợi mở cho người đọc nhận rõ tấc lòng của một vị vua vì nghĩa lớn.
2. Vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.
a. Ông rất sáng suốt trong việc nhận định thời cuộc, ông không chỉ tính sẵn “phương lược tiến đánh” mà còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng để “dẹp việc binh đao”; sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, khen chê đúng người đúng việc. Lời phủ dụ quân lính của ông như một bài hịch ngắn, ý tứ chặt chẽ, sâu xa, có tác dụng khích lệ lòng yêu nước của nghĩa quân.
b. Quang Trung đặc biệt sáng suốt, nhạy bén trong việc dùng binh: Cuộc hành binh thần tốc do nhà vua chỉ huy cho đến nay vẫn làm chúng ta không khỏi kinh ngạc. Chỉ trong 5 ngày, ông vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ, duyệt binh, vừa hành quân đi bộ từ Huế ra Thăng Long, ông hoạch định trong 7 ngày sẽ vào ăn mừng chiến thắng ở Thăng Long, nhưng chỉ mới 5 ngày, quân Thanh đã đại bại, quân Tây Sơn thắng lợi lẫy lừng. Tài dụng binh như thần đã chứng tỏ trí tuệ phi thường của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
3. Vua Quang Trung là người có ý chí, hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Từ đâu đên cuối đoạn trích, ông luôn là một con người hành động, quả quyết với ý chí quyết tâm cao.
a. Từ khi nghe tin giặc kéo đến, chỉ trong vòng một tháng, nhà vua đã làm được biết bao nhiêu việc: “tê cáo trời đất”, lên ngôi vua, hành quân đánh giặc…
b. Mới khởi binh đánh giặc đã hẹn chắc ngày mừng chiến thắng.
4. Quang Trung là một vị anh hùng lẫm liệt trong chiến trận.
a. Không chỉ ra trận trên danh nghĩa để khích lệ ba quân, hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân xông pha chốn tên bay đạn lạc. ông là một vị tổng chỉ huy trực tiếp trên chiến trường: vừa vạch kế hoạch tác chiến, vừa tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh một đạo quân, một mũi tiến công, thân chinh cưỡi voi đi đốc thúc, xông lên phía trước… Đối lập với Lê Chiêu Thống đế hèn, hoàng đế Quang Trung quyết hi sinh tính mạng để giành lại vận mệnh dân tộc là một hình ảnh cao đẹp về sự quên mình vì nghĩa lớn.
b. Hình ảnh Quang Trung cưỡi voi xông pha giữa trận mạc, áo bào sạm khói súng, thống soái ba quân hiệp đồng tiến đánh tứ phía thành Thăng Long khiến quân giặc kinh hồn bạt vía bỏ chạy tháo mạng… là một hình ảnh đầy chất thơ.
c. Khung cảnh chiến trường với khí thế thừa thắng tiến công rộng khắp của quân Tây Sơn càng tôn lên vẻ đẹp của vị tổng chỉ huy tài giỏi, anh hùng.
III. Kết bài
– Vua Quang Trung trong đoạn trích là hình ảnh ngời sáng của một vị anh hùng, tiêu biểu cho sức mạnh quật cường của dân tộc Việt Nam.
– Hình tượng vua Quang Trung để lại trong lòng chúng ta niềm tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta, cho ta thêm yêu thêm quý và biết ơn những người đã có công lớn với đất nước.
I. Mở bài
– Trong lịch sử các triều đại Việt Nam, Quang Trung là một vị vua văn võ toàn tài, có công lao lớn trong sự nghiệp đánh đuổi giặc ngoại xâm.
– Nhân vật lịch sử đó đã đi vào văn chương như một hình ảnh đẹp. Đoạn trích Hồi thứ mười bốn, Hoàng Lê nhất thống chí đã làm toát lên vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng áo vải trong chiến công lẫy lừng đại phá quân Thanh.
II. Thân bài
1. Quang Trung là một vị vua yêu nước, thương dân.
a. Nếu Lê Chiêu Thống là một ông vua hèn hạ, sẵn sàng bán nước để cứu vãn cái ngai vàng sắp sụp đỗ của mình thì Quang Trung là một vị vua đầy khí phách. Khi nghe tin quân Thanh kéo sang thôn tính nước ta, vua Quang Trung “giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay”.
b. Khi nói chuyện với quân lính, ông khẳng định chủ quyền của dân tộc “đất nào sao ấy”, chỉ rõ tội ác và âm mưu xâm lược của giặc, nêu cao truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta từ thời Bà Trưng, kêu gọi tướng sĩ “đồng tâm hiệp lực để dựng nên công lớn”.
Chỉ vài chi tiết nhỏ, tác giả đã gợi mở cho người đọc nhận rõ tấc lòng của một vị vua vì nghĩa lớn.
2. Vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.
a. Ông rất sáng suốt trong việc nhận định thời cuộc, ông không chỉ tính sẵn “phương lược tiến đánh” mà còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng để “dẹp việc binh đao”; sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, khen chê đúng người đúng việc. Lời phủ dụ quân lính của ông như một bài hịch ngắn, ý tứ chặt chẽ, sâu xa, có tác dụng khích lệ lòng yêu nước của nghĩa quân.
b. Quang Trung đặc biệt sáng suốt, nhạy bén trong việc dùng binh: Cuộc hành binh thần tốc do nhà vua chỉ huy cho đến nay vẫn làm chúng ta không khỏi kinh ngạc. Chỉ trong 5 ngày, ông vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ, duyệt binh, vừa hành quân đi bộ từ Huế ra Thăng Long, ông hoạch định trong 7 ngày sẽ vào ăn mừng chiến thắng ở Thăng Long, nhưng chỉ mới 5 ngày, quân Thanh đã đại bại, quân Tây Sơn thắng lợi lẫy lừng. Tài dụng binh như thần đã chứng tỏ trí tuệ phi thường của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
3. Vua Quang Trung là người có ý chí, hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Từ đâu đên cuối đoạn trích, ông luôn là một con người hành động, quả quyết với ý chí quyết tâm cao.
a. Từ khi nghe tin giặc kéo đến, chỉ trong vòng một tháng, nhà vua đã làm được biết bao nhiêu việc: “tê cáo trời đất”, lên ngôi vua, hành quân đánh giặc…
b. Mới khởi binh đánh giặc đã hẹn chắc ngày mừng chiến thắng.
4. Quang Trung là một vị anh hùng lẫm liệt trong chiến trận.
a. Không chỉ ra trận trên danh nghĩa để khích lệ ba quân, hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân xông pha chốn tên bay đạn lạc. ông là một vị tổng chỉ huy trực tiếp trên chiến trường: vừa vạch kế hoạch tác chiến, vừa tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh một đạo quân, một mũi tiến công, thân chinh cưỡi voi đi đốc thúc, xông lên phía trước… Đối lập với Lê Chiêu Thống đế hèn, hoàng đế Quang Trung quyết hi sinh tính mạng để giành lại vận mệnh dân tộc là một hình ảnh cao đẹp về sự quên mình vì nghĩa lớn.
b. Hình ảnh Quang Trung cưỡi voi xông pha giữa trận mạc, áo bào sạm khói súng, thống soái ba quân hiệp đồng tiến đánh tứ phía thành Thăng Long khiến quân giặc kinh hồn bạt vía bỏ chạy tháo mạng… là một hình ảnh đầy chất thơ.
c. Khung cảnh chiến trường với khí thế thừa thắng tiến công rộng khắp của quân Tây Sơn càng tôn lên vẻ đẹp của vị tổng chỉ huy tài giỏi, anh hùng.
III. Kết bài
– Vua Quang Trung trong đoạn trích là hình ảnh ngời sáng của một vị anh hùng, tiêu biểu cho sức mạnh quật cường của dân tộc Việt Nam.
– Hình tượng vua Quang Trung để lại trong lòng chúng ta niềm tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta, cho ta thêm yêu thêm quý và biết ơn những người đã có công lớn với đất nước.