Mọi người giúp mình vs ạ.
Câu 1: Chất không có khả năng làm xanh quỳ tím là
A. natri hiđroxit. B. anilin. C. natri axetat. D. amoniac.
Câu 2: Cho các amin sau: (1) (CH3)2CH-NH2, (2) CH3CH¬2NH¬2, (3) CH3CH2CH¬2NHCH3,
(4) C2H5NH2. Số amin bậc một là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 3: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ tăng dần từ trái qua phải là
A. NH3, CH3NH2, C6H5NH2. B. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.
C. CH3NH2, C6H5NH2, NH3. D. C6H5NH2, NH3, CH3NH2.
Câu 4: Chất nào sau đây là amin bậc 2?
A. H2N-CH2-NH2. B. (CH3)2CH-NH2. C. CH3-NH-CH3. D. (CH3)3N
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Câu 6: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức X cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C3H7NH2. B. C2H5N. C. CH5N. D. C3H9N.
Câu 7: Sở dĩ anilin có tính bazơ yếu hơn NH3 là do yếu tố nào?
A. Nhóm NH2- còn 1 cặp electron tự do chưa tham gia liên kết.
B. Nhóm NH2- có tác dụng đẩy electron về phía vòng benzen làm giảm mật độ electron của N.
C. Gốc phenyl có ảnh hưởng làm giảm mật độ electron của nguyên tử N.
D. Phân tử khối của anilin lớn hơn so với NH3
Câu 8: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
A. dung dịch NaCl. B. dung dịch HCl. C. nước Br2. D. dung dịch NaOH
Câu 9 : Trong số các phát biểu sau về anilin (C6H5NH2):
(1) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH.
(2) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, polime.
(4) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen.
Các phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (1), (3), (4) D. (2), (3), (4)
Câu 10: Đốt cháy một amin no đơn chức mạch hở X thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol 8:11. CTPT của X là
A. CH5N B. C2H7N C. C3H9N D. C4H11N
Câu 11: Alanin và anilin đều phản ứng được với
A. NaOH. B. HCl. C. dung dịch Br2. D. dung dịch KOH.
Câu 12: Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch brom tạo kết tủa trắng?
A. etylamin. B. glyxin. C. alanin. D. anilin.
Câu 13: Để trung hòa 30 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 11,25% cần dùng 75ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C3H5N. B. C2H7N. C. C3H7N. D. CH5N
Câu 14: Cho 20,65 g hỗn hợp X gồm 3 amin: propylamin, etylmetylamin, trimetylamin tác dụng vừa đủ với V lit dung dịch HCl 0,4M. Giá trị của V là:
A. 0,875 lit. B. 1,5 lit. C. 1,20 lit. D. 1,75 lit.
Câu 15: Cho chất X mạch hở có CTPT là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 10,8 B. 9,4 C. 8,2 D. 9,6
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm ( C2H4, C3H6, C2H7N, C2H8N2 ) bằng không khí vừa đủ thu được 10,08 lít khí CO2, 11,25 gam H2O và 70 lít khí N2. Hãy tìm giá trị m biết trong không khí tỉ lệ O2:N2 = 1:4.
A. 94,15 gam B. 8,125 gam C. 8,75 gam D. 7,7
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1B 2B 3D 4C 5C 6D 7C 8C 9D 10D
16 câu nhưng chỉ có 10đ, fine :))
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
C1 : B
C2: C
C3:D
C4: CH3NHC2H5.
C5:C
C6:C3H9N
C7:C
C8: dung dịch Br2
C9: 2,,3,4 đều đúng vậy chọn D
C10 : chịu
C11: B
C12:D
C13:chịu
C14: B (ko chắc nha )
C15:B
16 chịu