mọi người ơi chỉ mình làm dàn bài văn nghị luận xã hội với ạ
0 bình luận về “mọi người ơi chỉ mình làm dàn bài văn nghị luận xã hội với ạ”
Mở bài
– Giới thiệu được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
– Nêu vấn đề cần nghị luận
Thân bài
Vì đây là dạng đề tích hợp nên vấn đề xã hội ở đây có thể là tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống. Nên tùy theo từng dạng đề mà áp dụng các thao tác nghị luận khác nhau. Tuy nhiên đều phải làm rõ hai phần trọng tâm cơ bản: giải thích và rút ra vấn đề đặt ra trong tác phẩm, nghị luận về một vấn đề xã hội.
Phần 1: Giải thích và rút ra vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Trước tiên phải phân tích làm rõ được vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học ở đây là gì? Từ đó mới có thể xác định được nội dung chính và hướng làm bài cần thiết ở phần 2.
Ví dụ: Từ nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chúng ta cần phải xác định được nhân vật anh thanh niên có những phẩm chất gì? Sau đó mới so sánh với giới trẻ hiện nay. Cụ thể anh thanh niên là người có lí tưởng sống cao đẹp, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, khiêm tốn, tinh thần lạc quan yêu đời, quan tâm, chu đáo, hiếu khách. Những phẩm chất của anh thanh niên liệu giới trẻ có không? Thực trạng của giới trẻ hiện nay là gì?
Từ phần một chuyển sang phần hai, học sinh cần có một câu chuyển ý phù hợp, đặc sắc.
Phần 2: Nghị luận xã hội
Khi đã xác định được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học ở phần 1 học sinh chuyển sang phần 2, ở phần này các em làm tương tự như cách làm văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Nếu vấn đề xã hội xác định là tư tưởng đạo lí thì các em sẽ vận dụng theo các bước.
– Giải thích khái niệm
– Phân tích, lí giải
– Bình luận
– Bài học nhận thức và liên hệ bản thân.
Nếu vấn đề xã hội xác định là hiện tượng đời sống thì các em sẽ vận dụng theo các bước.
– Khái niệm
– Thực trạng (tích cực, tiêu cực)
– Hậu quả
-Nguyên nhân
– Giải pháp
-Liên hệ bản thân.
Ví dụ: Từ đức tính khiêm tốn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long em có suy nghĩ gì về tính khiêm tốn của giới trẻ hiện nay?
Vấn đề xã hội ở đây mang tư tưởng đạo lí vì thế các em sẽ phải sử dụng các bước làm trong nghị luận về tư tưởng đạo lí để làm (khiêm tốn là gì, phân tích chứng minh các vấn đề của khiêm tốn, bình luận về đức tính khiêm tốn của thanh niên hiện nay, bài học nhận thức và liên hệ bản thân)
Mở bài
– Giới thiệu được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
– Nêu vấn đề cần nghị luận
Thân bài
Vì đây là dạng đề tích hợp nên vấn đề xã hội ở đây có thể là tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống. Nên tùy theo từng dạng đề mà áp dụng các thao tác nghị luận khác nhau. Tuy nhiên đều phải làm rõ hai phần trọng tâm cơ bản: giải thích và rút ra vấn đề đặt ra trong tác phẩm, nghị luận về một vấn đề xã hội.
Phần 1: Giải thích và rút ra vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Trước tiên phải phân tích làm rõ được vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học ở đây là gì? Từ đó mới có thể xác định được nội dung chính và hướng làm bài cần thiết ở phần 2.
Ví dụ: Từ nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chúng ta cần phải xác định được nhân vật anh thanh niên có những phẩm chất gì? Sau đó mới so sánh với giới trẻ hiện nay. Cụ thể anh thanh niên là người có lí tưởng sống cao đẹp, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, khiêm tốn, tinh thần lạc quan yêu đời, quan tâm, chu đáo, hiếu khách. Những phẩm chất của anh thanh niên liệu giới trẻ có không? Thực trạng của giới trẻ hiện nay là gì?
Từ phần một chuyển sang phần hai, học sinh cần có một câu chuyển ý phù hợp, đặc sắc.
Phần 2: Nghị luận xã hội
Khi đã xác định được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học ở phần 1 học sinh chuyển sang phần 2, ở phần này các em làm tương tự như cách làm văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Nếu vấn đề xã hội xác định là tư tưởng đạo lí thì các em sẽ vận dụng theo các bước.
– Giải thích khái niệm
– Phân tích, lí giải
– Bình luận
– Bài học nhận thức và liên hệ bản thân.
Nếu vấn đề xã hội xác định là hiện tượng đời sống thì các em sẽ vận dụng theo các bước.
– Khái niệm
– Thực trạng (tích cực, tiêu cực)
– Hậu quả
-Nguyên nhân
– Giải pháp
-Liên hệ bản thân.
Ví dụ: Từ đức tính khiêm tốn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long em có suy nghĩ gì về tính khiêm tốn của giới trẻ hiện nay?
Vấn đề xã hội ở đây mang tư tưởng đạo lí vì thế các em sẽ phải sử dụng các bước làm trong nghị luận về tư tưởng đạo lí để làm (khiêm tốn là gì, phân tích chứng minh các vấn đề của khiêm tốn, bình luận về đức tính khiêm tốn của thanh niên hiện nay, bài học nhận thức và liên hệ bản thân)