Mọi người ơi, giúp bài này với ạ. Hoà tan hoàn toàn 5,4 gam nhôm vào dung dịch HCl. a) Viết Phương trình hoá học của phản ứng. b) Tính thể tích khí h

Mọi người ơi, giúp bài này với ạ.
Hoà tan hoàn toàn 5,4 gam nhôm vào dung dịch HCl.
a) Viết Phương trình hoá học của phản ứng.
b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.
c) Dẫn hết lượng khí hiđro ở trên qua 24 gam một oxit kim loại A chưa biết hoá trị, nung nóng thì vừa đủ. Tìm công thức hoá học của oxit?
Giúp em với ạ mai em thi rồi ạ.

0 bình luận về “Mọi người ơi, giúp bài này với ạ. Hoà tan hoàn toàn 5,4 gam nhôm vào dung dịch HCl. a) Viết Phương trình hoá học của phản ứng. b) Tính thể tích khí h”

  1. Đáp án:

    `a)`

    `2Al + 6HCl to 2AlCl_3 + 3H_2`

    `b)`

    Ta có : `n_(Al)=(5,4)/27=0,2 \ (mol)`

    `to n_(H_2)=(0,2.3)/2=0,3 \ (mol)`

    `to V_(H_2)=0,3.22,4=6,72 \ (l)`

    `c)`

    Gọi CTHH của oxit kim loại A là : `A_2O_n`

    PTHH : `A_2O_n + nH_2 overset{t^o}to 2A + nH_2O`

    Ta có :`n_(A_2O_n)=(0,3)/n \ \ (mol)`

    $\to M_{A_2O_n}=\dfrac{24}{\dfrac{0,3}{n}}=80n \ \ (g/mol)$

    `<=> 2A+16n=80n`

    `<=> 2A=64n`

    `<=> A=32n`

    Vì `n` là hóa trị của kim loại `A` có giá trị từ `1` đến `3` nên ta có bảng :

    $\begin{array}{|c|c|}\hline \rm n&1&2&3\\\hline \rm A&32&64&96\\\hline \rm KL&\rm Loại&\rm Đồng \ (Cu)&\rm Loại\\\hline\end{array}$

    Vậy kim loại `A` là `Cu` và CTHH của oxit là : `CuO`

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    `-` `n_(Al)` = `(5,4)/27` = `0,2` `(mol)`

    a/ `PTHH` :  `2Al + 6HCl → 2AlCl_3 + 3H_2` `↑`

    b/ `-` Theo phương trình : `n_(H_2)` = `3/2` × `n_(Al)` = `0,2` × `3/2` = `0,3` `(mol)`

    `→` `V_(H_2)`(đktc) = `0,3` × `22,4` = `6,72` `l`

    c/ Gọi CTHH của oxit kim loại `A` là `A_2O_b` , `b` là hóa trị của kim loại `A`. `( b > 0 )`

    `PTHH` :   `A_2O_b + bH_2 \overset{t^o}→ 2A + bH_2O`

       `-` Theo phương trình : `n_(A_2O_b)` = `(n_(H_2))/b` = `(0,3)/b` `(mol)`

    `→` `M_(A_2O_b)` = `2A` + `16b` = `24` : `(0,3)/b` = `80b`

    `→` `2A` = `80b` `-` `16b` = `64b`

    `→` `A` = `(64b)/2` = `32b`

         `-` Vì `b` là hóa trị của kim loại `A` nên `b` `∈` `{ 1; 2; 3 }`

    `-` Với `b= 1` `→` `A = 32` ( loại)

    `-` Với `b = 2` `→` `A = 64` `( Cu )`

    `-` Với `b = 3` `→` `A = 96` ( loại)

     Vậy `A` là `Cu` và CTHH : `CuO`

     

    Bình luận

Viết một bình luận