Mọi người ơi giúp em với ạ! Bài 1. Ankan là những hiđrocacbon: A. có cttq C n H 2n (n ≥ 1). B. no, hỡ có cttq C n H 2n+2 (n ≥ 2). C. chỉ chứa liên kết

By Ximena

Mọi người ơi giúp em với ạ!
Bài 1. Ankan là những hiđrocacbon:
A. có cttq C n H 2n (n ≥ 1). B. no, hỡ có cttq C n H 2n+2 (n ≥ 2).
C. chỉ chứa liên kết đơn, có cttq C n H 2n+2 (n ≥ 1). D. có cttq C x H y (x, y là số nguyên dương).
Bài 2. Số đồng phân ankan có ctpt C 5 H 12 là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Bài 3. Số đồng phân ankan có ctpt C 6 H 14 là: A. 6 B. 5 C. 3 D. 4.
Bài 4. CH 3 -CH(CH 3 )-CH 2 -CH 2 -CH 3 . có tên gọi là:
A. iso pentan B. 2-metyl-hexan C. iso hexen D. 2-metyl-pentan.
Bài 5. Khi cho etan phản ứng với clo (askt) tỉ lệ mol 1:1 ta thu được số sản phẩm khác nhau là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Bài 6. Khi cho iso butan phản ứng với clo (askt) tỉ lệ mol 1:1 ta thu được số sản phẩm khác nhau là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Bài 7. Khi cho propan phản ứng với clo (askt) tỉ lệ mol 1:1 ta thu được số sản phẩm khác nhau là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Bài 8. Khi cho iso pentan phản ứng với clo (askt) tỉ lệ mol 1:1 ta thu được số sản phẩm khác nhau là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Bài 9. Khi cho iso hexan phản ứng với clo (askt) tỉ lệ mol 1:1 ta thu được số sản phẩm khác nhau là:
A. 5 B. 6 C. 7 D. 4.
Bài 10. Thực hiện phản ứng crackinh (bẻ gãy mạch) C 3 H 8 thu được 1 ankan có tên gọi:
A. metan B. etan C. propan D. eten.
Bài 11. Thực hiện phản ứng crackinh (bẻ gãy mạch) C 3 H 8 thu được 1 anken có tên gọi:
A. metan B. etan C. propen D. eten.
Bài 12. Thực hiện phản ứng crackinh (bẻ gãy mạch) C 5 H 12 thu được số ankan khác nhau là:
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4.
Bài 13. Thực hiện phản ứng crackinh (bẻ gãy mạch) C 5 H 12 thu được số anken khác nhau là:
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4.
Bài 14. Khi đốt cháy một hiđrocacbon X thu được số mol CO 2 bé hơn số mol H 2 O. X thuộc dãy đồng đẵng:
A. xiclo ankan B. ankan C. anken D. ankin
Bài 15. Khi đốt cháy một hiđrocacbon X mạch hở thu được số mol CO 2 bằng số mol H 2 O. X thuộc dãy đồng
đẵng: A. xiclo ankan B. ankan C. anken D. ankin
Bài 16. C 4 H 9 Cl có tổng số đồng phân là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 7.
Bài 17. Khi đốt cháy một hiđrocacbon X mạch hở thu được số mol CO 2 lớn hơn số mol H 2 O. X thuộc dãy
đồng đẵng:
A. xiclo ankan B. ankan C. anken D. ankin
Bài 18. Cho sơ đồ sau: C 2 H 6  X Y  CH 3 COOH. Y là :
A. CH 3 CHO B. CH 3 -CH 2 -Cl C. CH 3 -CH 2 -OH D. CH 3 COONa
Bài 19. Phản ứng nào sau không tạo ra etylclorua:
A. cho clo tác dụng với etan (askt) tỉ lệ 1:1. B. cho vinyl clorua tác dụng với H 2 (Ni/t 0 ).
C. cho etilen tác dụng với HCl (xt, t 0 ). D. Cho etilen phản ứng cộng với clo.
Bài 20. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 hiđrocacbon trong khí ôxi dư. Sau phản ứng thu được hỗn hợp các chất
gồm: A. CO 2 , H 2 O, O 2 . B. CO 2 , H 2 O, H 2 . C. CO 2 , H 2 . D. CO 2 , H 2 O.
Bài 21. Số đồng phân của ankan X có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 29 là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Bài 22. Dẫn dòng khí etilen vào bình đựng dung dịch brôm dư thấy khối lượng bình tăng lên 14 gam. Thể
tích lít khí etilen (đktc) là:
A. 11.2 B. 22.4 C. 33.6 D. 44.8
Bài 23. Dẫn hỗn hợp khí etilen và propan vào bình đựng dd brôm thấy có 16 gam brôm tham gia phản ứng.
Khối lượng tạo thành là:
A. 9.9 B. 20.8 C. 18.8 D. 16.8
Bài 24. Khối lượng brôm có thể kết hợp vừa đủ với 3.36 lít khí etilen (đktc) là:
A. 18 B. 24 C. 28 D. kết quả khác.
Bài 25. Một ankan X có %C =80. Ctpt của X là:
A. CH 4 . B. C 2 H 6 . C. C 3 H 6 . D. Kết quả khác




Viết một bình luận