____ Môn lịch Sử ___ ????Câu 1: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng 8 ?(thuận lợi, khó khăn ). ????Câu 2: Những chủ trương của đảng ta chống thực dâ

By Natalia

____ Môn lịch Sử ___

????Câu 1: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng 8 ?(thuận lợi, khó khăn ).
????Câu 2: Những chủ trương của đảng ta chống thực dân Pháp trước năm 1946 là gì? Vì sao đảng ta thực hiện chủ trương đó ?
????Câu 3 : Nêu và phân tích đường lối kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?
????Câu 4: Nguyên nhân , diễn biến kết quả chiến dịch việt Bắc – Thu Đông 1947, chiến dịch biên giới Thu Đông 1950?
????Câu 5: Chủ trương và kế hoạch của đảng ta .Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954 là gì? ( phương hướng, phương châm ).
????Câu 6: Sự kiện nào kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta? Vì sao ?.
????Câu 7: Nêu và so sáng các chiến lược , chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam ?
????Câu 8: Trong chiến lược chiến tranh cục bộ sự kiện nào mở đầu phong trào tìm Mĩ mà đánh ,lồng nguỵ mà diệt?
????Câu 9: Nêu nội dung ,ý nghĩa hợp định Pari?
????Câu 10: Nguyên nhân thắng lợi , ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cức nước?
????Câu 11: Tình hình nước ta sau 1975 ,đảng ta đã làm gì để hoàn thành thống nhất đất nước?
___The and___

0 bình luận về “____ Môn lịch Sử ___ ????Câu 1: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng 8 ?(thuận lợi, khó khăn ). ????Câu 2: Những chủ trương của đảng ta chống thực dâ”

  1. CÂU 1:

    *Khó khăn.

    a) Ngoại xâm và nội phản

    – Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào nước ta theo sau là các đảng phái tay sai hòng cướp chính quyền.

     Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: Quân Anh kéo vào, dọn đường cho Pháp trở lại xâm lược nước ta.

     Trên cả nước: còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, theo lệnh Anh chống phá cách mạng.

    b) Đối nội:

     Chính quyền cách mạng: chưa được củng cố, lực lượng vũ trang non yếu.

     Nạn đói: chưa được khắc phục, đời sống nhân dân khó khăn.

     Tài chính: ngân sách Nhà nước trống rỗng, tiền mất giá của Trung Hoa Dân Quốc tung ra thị trường làm tài chính nước ta rối loạn.

     Nạn dốt: hơn 90 % dân số mù chữ, cờ bạc, rượu chè, tệ nạn mê tín dị đoan phổ biến.

     Đất nước đúng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

    * Thuận lợi 

    – Nhân dân đã giành quyền làm chủ, gắn bó với chế độ.

    – Đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    – Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành, phong trào cách mạng dâng cao ở nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc và tư bản.

    CÂU 2:

    1. Từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946:

     Chủ trương: tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam.

     Sách lược:

    + Nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn nhất tề chống Pháp, chặn nguồn tiếp tế của địch, không hợp tác với chúng,…

    + Hàng vạn thanh niên sung vào các đoàn quân “Nam tiến”, sát cánh cùng nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ chiến đấu.

    + Nhân dân Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thường xuyên tổ chức quyên góp tiền, gạo, quần áo, thuốc men,…

    2. Từ ngày 6/3/1946 đến ngày 19/12/1946:

     Chủ trương: hòa với Pháp để đuổi nhanh quân Tưởng, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

     Sách lược: Ký Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Tạm ước (14 – 9 – 1946), nhân nhượng của Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa. Tạm ước là giới hạn cuối cùng của sự nhân nhượng.

    CÂU 3:

    – Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện:

    + Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).

    + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946).

    + Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947).

    – Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

    Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

    + Kháng chiến toàn diện: do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế… nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

    + Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.

    + Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.

    CÂU 4:

    Nguyên nhân , diễn biến kết quả chiến dịch việt Bắc – Thu Đông 1947

    -Nguyên nhân: Pháp âm mưu tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não bộ đội chủ lực và khóa chặt biên giới Việt-Trung từ ngày 4/7 đến ngày 9/10/1947, thực dân Pháp huy động lực lượng lớn tạo thành hai gọng kìm bao vây căn cứ Việt Bắc.

    -Diễn biến:+ Tháng 3/1947, Pháp cử Bôlae làm Cao ủy ở Đông Dương, thực hiện kế hoạch tiến công căn cứ Việt Bắc, tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

    + Tháng 10/1947, Pháp mở chiến dịch tiến công Việt Bắc.

    ⟹ Trước tình hình đó, Đảng ra chỉ thị “phải phá tan cuộc tân công mùa đông của giặc Pháp”.

    + Tháng 11/1947, quân ta tiến công và bao vây Pháp ở hầu hết các mặt trận và giành được thắng lợi vào ngày 19/12/1947 bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp.

    -Kết quả:

    + Thu được nhiều vũ khí, quân trang quân dụng của chúng, đánh chìm nhiều tàu chiến, ca nô.

    + Bảo vệ an toàn cho cơ quan đầu não, bộ đội chủ lực của ta ngày càng lớn mạnh.

    -Ý nghĩa:

    + Chuyển cuộc kháng chiến chống Pháp sang một giai đoạn mới.

    + Làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

    Nguyên nhân , diễn biến kết quả chiến dịch biên giới Thu Đông 1950

    Nguyên nhân: Pháp âm mưu khóa chặt biên giới Việt-Trung chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai

    Chủ trương của ta: tháng 6/1950 ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu đông 1950 nhằm tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

    Diễn biến:

    – Ngày 16/9/1950, quân ta mở đầu chiến dịch đánh vào Đông Khê.

    – Ngày 18/9/1950, Đông Khê thất thủ, Pháp điều động quân đội từ Bắc Bộ lên thực hiện cuộc “hành quân kép”:

    + Một cánh đánh từ Thất Khê lên nhằm chiến lại Đông Khê, mở lại đường số 4.

    + Một cánh tiến công từ Cao Bằng xuống gặp nhau ở Đông Khê.

    – Ngày 22/10/1950, Pháp rút chạy, đường số 4 được giải phóng.

    Kết quả:

    – Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 nghìn tên địch.

    – Giải phóng một vùng biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập.

    – Chọc thủng hành lang Đông – Tây của Pháp.

    – Kế hoạch Rơve bị phá sản.

    Ý nghĩa:

    – Khai thông con đường liên lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.

    – Mở ra bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến.

    CÂU 5:

    – Cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp bàn kế hoạch quân sự trong Đông Xuân 1953 – 1954.

    + Nhiệm vụ: tiêu diệt địch là chính.

    + Phương hướng chiến lược: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng mà tạo cho ta những điều kiện thuận lợi mới để ta tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”.

    CÂU 6:

    Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1945–1954) của Việt Nam. Bằng thắng lợi quyết định này, lực lượng Quân Đội Nhân dân Việt Nam do Đại tướngVõ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào tháng 5/1954, sau suốt 2 tháng chịu trận. Giữa trận này, quân Pháp đã gia tăng lên đến 16.200 người nhưng vẫn không thể cầm cự nổi trước các đợt tấn công như vũ bão của Quân Đội Nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp đã không thể bình định Việt Nam bất chấp sau nhiều năm chiến đấu và với sự hỗ trợ ngày càng gia tăng của Hoa Kỳ, họ đã không còn khả năng để tiếp tục ứng chiến tại Việt Nam sau thảm bại này.

    CÂU 7:

    -Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ được tiến hành bằng quân đội tay sai do cố vấn Mỹ chỉ huy với vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ

    -Chiến lược “chiến tranh cục bộ” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ được tiến hành bằng quân Mỹ và quân đồng minh và quân đội Sài Gòn

    Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn kết hợp với hỏa lực của Mỹ do cố vấn Mỹ chỉ huy nhằm thực hiện âm mưu dùng người Việt đánh người Việt và dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

    CÂU 8:

    Sự kiện thắng lợi ở Vạn Tường (Quảng Ngãi)

    CÂU 9:

    * Nội dung:

    – Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

    – Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27-01-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.

     Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh, hủy bỏ các ­căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.

    – Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

    – Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

    – Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

    – Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.

    * Ý nghĩa:

    – Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao.

    – Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả hai miền đất nước.

    – Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân về nước tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

    CÂU 10:

    Nguyên nhân thắng lợi

    – Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối tiến hành đồng thời cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam.

    – Nhân dân hai miền đoàn kết yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà.

    – Nhờ có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, có khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

    – Nhờ có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống kè thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương.

    – Nhờ có sự đồng tình ủng hộ, gíứp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác.

    Ý nghĩa lịch sử

    * Đối với dân tộc:

    – Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

    – Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta. Trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thống nhất đất nước.

    – Mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

    * Đối với thế giới:

    – Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.

    CÂU 11:

    Tình hình Việt Nam sau năm 1975

    -Trải qua hơn 20 năm (1954 – 1975) tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ sở vật chất-kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội. Nhưng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ hết sức ác liệt, đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.

    -Đã hoàn toàn giải phóng, nhưng cuộc chiến tranh của Mĩ đã gây ra hậu quả nặng nề. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, bỏ hoang, chất độc hóa học và bom mìn còn bị vùi lấp nhiều nơi , số người thất nghiệp lên tới hàng triệu người. Số người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn trong dân cư.

    -Miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản, song về cơ bản vẫn mang tính chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài.

    Khắc phục hậu quả chiến tranh và khôi phục KTXH ở hai miền đất nước:

    -Với sự hướng dẫn và giúp đỡ của nhà nước, hàng triệu đồng bào ta bị dồn vào ấp chiến lược hoặc bỏ chạy vào thành phố, thất nghiệp… được hồi hương, chuyển về nông thôn tham gia sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.

    -Chính quyền cách mạng tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động, tuyên bố xoá bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hoá ngân hàng, thay đồng tiền cũ bằng đồng tiền mới của cách mạng.

    -Chính quyền cách mạng chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cấp bách và lâu dài của nhân dân về lương thực. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, cả những cơ sở bị gián đoạn quan hệ với nước ngoài, đều trở lại hoạt động.

    -Quốc hội thống nhất họp cuối tháng 6 đầu tháng 7/1976 đã: Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thủ đô là Hà Nội ; Quốc huy mang dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng;Quốc ca là bài Tiến quân ca. Thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên là Thành phố HCM. Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của Việt Nam thống nhất.

    – 31/7/1977: Đại hội đại biểu các mặt trận ở hai miền Nam – Bắc họp tại TP. HCM quyết định thống nhất thành Mặt trận Tổ quốc VN.

    Kết luận: Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

    Chúc bạn học tốt

    Trả lời
  2. CÂU 1:

    *Khó khăn.

    a) Ngoại xâm và nội phản

    – Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào nước ta theo sau là các đảng phái tay sai hòng cướp chính quyền.

     Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: Quân Anh kéo vào, dọn đường cho Pháp trở lại xâm lược nước ta.

     Trên cả nước: còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, theo lệnh Anh chống phá cách mạng.

    b) Đối nội:

     Chính quyền cách mạng: chưa được củng cố, lực lượng vũ trang non yếu.

     Nạn đói: chưa được khắc phục, đời sống nhân dân khó khăn.

     Tài chính: ngân sách Nhà nước trống rỗng, tiền mất giá của Trung Hoa Dân Quốc tung ra thị trường làm tài chính nước ta rối loạn.

     Nạn dốt: hơn 90 % dân số mù chữ, cờ bạc, rượu chè, tệ nạn mê tín dị đoan phổ biến.

     Đất nước đúng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

    * Thuận lợi 

    – Nhân dân đã giành quyền làm chủ, gắn bó với chế độ.

    – Đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    – Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành, phong trào cách mạng dâng cao ở nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc và tư bản.

    CÂU 2:

    1. Từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946:

     Chủ trương: tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam.

     Sách lược:

    + Nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn nhất tề chống Pháp, chặn nguồn tiếp tế của địch, không hợp tác với chúng,…

    + Hàng vạn thanh niên sung vào các đoàn quân “Nam tiến”, sát cánh cùng nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ chiến đấu.

    + Nhân dân Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thường xuyên tổ chức quyên góp tiền, gạo, quần áo, thuốc men,…

    2. Từ ngày 6/3/1946 đến ngày 19/12/1946:

     Chủ trương: hòa với Pháp để đuổi nhanh quân Tưởng, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

     Sách lược: Ký Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Tạm ước (14 – 9 – 1946), nhân nhượng của Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa. Tạm ước là giới hạn cuối cùng của sự nhân nhượng.

    CÂU 3:

    – Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện:

    + Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).

    + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946).

    + Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947).

    – Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

    Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

    + Kháng chiến toàn diện: do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế… nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

    + Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.

    + Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.

    CÂU 4:

    Nguyên nhân , diễn biến kết quả chiến dịch việt Bắc – Thu Đông 1947

    -Nguyên nhân: Pháp âm mưu tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não bộ đội chủ lực và khóa chặt biên giới Việt-Trung từ ngày 4/7 đến ngày 9/10/1947, thực dân Pháp huy động lực lượng lớn tạo thành hai gọng kìm bao vây căn cứ Việt Bắc.

    -Diễn biến:+ Tháng 3/1947, Pháp cử Bôlae làm Cao ủy ở Đông Dương, thực hiện kế hoạch tiến công căn cứ Việt Bắc, tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

    + Tháng 10/1947, Pháp mở chiến dịch tiến công Việt Bắc.

    ⟹ Trước tình hình đó, Đảng ra chỉ thị “phải phá tan cuộc tân công mùa đông của giặc Pháp”.

    + Tháng 11/1947, quân ta tiến công và bao vây Pháp ở hầu hết các mặt trận và giành được thắng lợi vào ngày 19/12/1947 bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp.

    -Kết quả:

    + Thu được nhiều vũ khí, quân trang quân dụng của chúng, đánh chìm nhiều tàu chiến, ca nô.

    + Bảo vệ an toàn cho cơ quan đầu não, bộ đội chủ lực của ta ngày càng lớn mạnh.

    -Ý nghĩa:

    + Chuyển cuộc kháng chiến chống Pháp sang một giai đoạn mới.

    + Làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

    Nguyên nhân , diễn biến kết quả chiến dịch biên giới Thu Đông 1950

    Nguyên nhân: Pháp âm mưu khóa chặt biên giới Việt-Trung chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai

    Chủ trương của ta: tháng 6/1950 ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu đông 1950 nhằm tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

    Diễn biến:

    – Ngày 16/9/1950, quân ta mở đầu chiến dịch đánh vào Đông Khê.

    – Ngày 18/9/1950, Đông Khê thất thủ, Pháp điều động quân đội từ Bắc Bộ lên thực hiện cuộc “hành quân kép”:

    + Một cánh đánh từ Thất Khê lên nhằm chiến lại Đông Khê, mở lại đường số 4.

    + Một cánh tiến công từ Cao Bằng xuống gặp nhau ở Đông Khê.

    – Ngày 22/10/1950, Pháp rút chạy, đường số 4 được giải phóng.

    Kết quả:

    – Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 nghìn tên địch.

    – Giải phóng một vùng biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập.

    – Chọc thủng hành lang Đông – Tây của Pháp.

    – Kế hoạch Rơve bị phá sản.

    Ý nghĩa:

    – Khai thông con đường liên lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.

    – Mở ra bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến.

    CÂU 5:

    – Cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp bàn kế hoạch quân sự trong Đông Xuân 1953 – 1954.

    + Nhiệm vụ: tiêu diệt địch là chính.

    + Phương hướng chiến lược: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng mà tạo cho ta những điều kiện thuận lợi mới để ta tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”.

    CÂU 6:

    Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1945–1954) của Việt Nam. Bằng thắng lợi quyết định này, lực lượng Quân Đội Nhân dân Việt Nam do Đại tướngVõ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào tháng 5/1954, sau suốt 2 tháng chịu trận. Giữa trận này, quân Pháp đã gia tăng lên đến 16.200 người nhưng vẫn không thể cầm cự nổi trước các đợt tấn công như vũ bão của Quân Đội Nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp đã không thể bình định Việt Nam bất chấp sau nhiều năm chiến đấu và với sự hỗ trợ ngày càng gia tăng của Hoa Kỳ, họ đã không còn khả năng để tiếp tục ứng chiến tại Việt Nam sau thảm bại này.

    CÂU 7:

    -Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ được tiến hành bằng quân đội tay sai do cố vấn Mỹ chỉ huy với vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ

    -Chiến lược “chiến tranh cục bộ” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ được tiến hành bằng quân Mỹ và quân đồng minh và quân đội Sài Gòn

    Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn kết hợp với hỏa lực của Mỹ do cố vấn Mỹ chỉ huy nhằm thực hiện âm mưu dùng người Việt đánh người Việt và dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

    CÂU 8:

    Sự kiện thắng lợi ở Vạn Tường (Quảng Ngãi)

    CÂU 9:

    * Nội dung:

    – Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

    – Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27-01-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.

     Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh, hủy bỏ các ­căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.

    – Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

    – Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

    – Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

    – Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.

    * Ý nghĩa:

    – Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao.

    – Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả hai miền đất nước.

    – Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân về nước tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

    CÂU 10:

    Nguyên nhân thắng lợi

    – Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối tiến hành đồng thời cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam.

    – Nhân dân hai miền đoàn kết yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà.

    – Nhờ có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, có khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

    – Nhờ có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống kè thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương.

    – Nhờ có sự đồng tình ủng hộ, gíứp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác.

    Ý nghĩa lịch sử

    * Đối với dân tộc:

    – Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

    – Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta. Trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thống nhất đất nước.

    – Mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

    * Đối với thế giới:

    – Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.

    CÂU 11:

    Tình hình Việt Nam sau năm 1975

    -Trải qua hơn 20 năm (1954 – 1975) tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ sở vật chất-kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội. Nhưng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ hết sức ác liệt, đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.

    -Đã hoàn toàn giải phóng, nhưng cuộc chiến tranh của Mĩ đã gây ra hậu quả nặng nề. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, bỏ hoang, chất độc hóa học và bom mìn còn bị vùi lấp nhiều nơi , số người thất nghiệp lên tới hàng triệu người. Số người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn trong dân cư.

    -Miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản, song về cơ bản vẫn mang tính chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài.

    Khắc phục hậu quả chiến tranh và khôi phục KTXH ở hai miền đất nước:

    -Với sự hướng dẫn và giúp đỡ của nhà nước, hàng triệu đồng bào ta bị dồn vào ấp chiến lược hoặc bỏ chạy vào thành phố, thất nghiệp… được hồi hương, chuyển về nông thôn tham gia sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.

    -Chính quyền cách mạng tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động, tuyên bố xoá bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hoá ngân hàng, thay đồng tiền cũ bằng đồng tiền mới của cách mạng.

    -Chính quyền cách mạng chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cấp bách và lâu dài của nhân dân về lương thực. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, cả những cơ sở bị gián đoạn quan hệ với nước ngoài, đều trở lại hoạt động.

    -Quốc hội thống nhất họp cuối tháng 6 đầu tháng 7/1976 đã: Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thủ đô là Hà Nội ; Quốc huy mang dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng;Quốc ca là bài Tiến quân ca. Thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên là Thành phố HCM. Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của Việt Nam thống nhất.

    – 31/7/1977: Đại hội đại biểu các mặt trận ở hai miền Nam – Bắc họp tại TP. HCM quyết định thống nhất thành Mặt trận Tổ quốc VN.

    Kết luận: Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

    Trả lời

Viết một bình luận