mong được câu trả lời hay:
Câu 1: Tinh thần kháng chiến chống thực dânPháp của nhân dân ta được thể hiện như thế nào từ năm 1858 đến năm 1873?
Câu 2: Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp?
Câu 1 :Từ khi thực dân Pháp kéo vào xâm lược nước ta, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống trả quyết liệt. Điều đó được thể hiện:
Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt chát tài Ép-phê-răng của Pháp.
Rồi đến cuộc khởi nghĩa của Trương Định kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều ddihf ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi.Nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập như: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc… với các vị lãnh tụ Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực.
Bài 1 :
-Từ khi thực dân Pháp kéo vào xâm lược nước ta, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống trả quyết liệt. Điều đó được thể hiện:
Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt chát tài Ép-phê-răng của Pháp.
Rồi đến cuộc khởi nghĩa của Trương Định kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều ddihf ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi.
Nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập như: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc… với các vị lãnh tụ Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực.
Bên cạnh đó, các nhà Nho yêu nước còn sử dụng ngòi bút của mình để sáng tác thơ, văn chống thực dân Pháp như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị …
Bài 2 :
– Từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược nước ta năm 1858 đến năm 1884, triều đình Huế đã kí với chúng tất cả 4 bản hiệp ước để thỏa hiệp.
Bản hiệp ước đầu tiên là hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, triều đình Huế đã thừa nhận sự cai quản của Pháp ờ 3 tỉnh Nam Bộ (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn ; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán…
Tiếp đến, bản hiệp ước Giáp Tuất 1874, triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp…
Đến hiệp ước Hác-măng 1883, triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ờ Bắc Kì và Trung Kì…; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
Cuối cùng, đến hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884, triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.
Như vậy, qua mỗi một hiệp ước, chúng ta điều lần lượt nhượng bộ cho Pháp. Từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.