Một bể cá hình hộp chữ nhật có chứa nước. Nếu thả vào bể một khối lập phương kim loại có cạnh 10 cm thì nước trong bể dâng lên cao ngang mặt trên của khối hộp. Nếu thả vào bể khối lập phương cùng loại nhưng cạnh 20 cm thì lúc này mực nước trong bể cao 15 cm. Tính diện tích đáy bể đó
Thể tích nước tăng lên khi thả khối lập phương kim loại cạnh 10cm là:
10×10×10=1000(cm³)
Thể tích nước tăng lên khi thả khối lập phương kim loại cạnh 20cm là:
20×20×20=8000(cm³)
Thể tích nước tăng lên khi thả khối lập phương kim loại cạnh 20cm nhiều hơn thể tích nước tăng lên khi thả khối lập phương kim loại cạnh 10cm là:
8000-1000=7000(cm³)
Diện tích đáy bể là:
7000÷(15-10)=1400(cm²)
Đ/s: 1400cm².
(Chúc bạn học tốt.Nhớ cho mik câu trả lời hay nhất nha)
Thể tích nước tăng thêm khi thả khối lập phương kim loại có cạnh 10 cm là:
$10\times10\times10=1000$ ($cm^{3}$ )
Thể tích nước tăng thêm khi thả khối lập phương kim loại có cạnh 20 cm là:
$20\times20\times20=8000$ ($cm^{3}$ )
Thể tích nước tăng thêm khi thả khối lập phương kim loại có cạnh 20 cm nhiều hơn thể tích nước tăng thêm khi thả khối lập phương kim loại có cạnh 10 cm là:
$8 000-1000=7 000$ ($cm^{3}$ )
Diện tích đáy bể là:
$7000:(15-10)=1400$ ($cm^{2}$ )
Đáp số: $1400$ $cm^{2}$