Một bể có ba vòi nước. nếu chảy một mình thì: – Vòi thứ nhất sẽ làm đầy bể trong 3 giờ – Vòi thứ hai làm đầy bể trong 4 giờ – Vòi thứ ba làm đầy bể t

Một bể có ba vòi nước. nếu chảy một mình thì:
– Vòi thứ nhất sẽ làm đầy bể trong 3 giờ
– Vòi thứ hai làm đầy bể trong 4 giờ
– Vòi thứ ba làm đầy bể trong 5 giờ
Lúc 7 giờ người ta mở một lúc hai vòi thứ nhất và vòi thứ hai cho nước chảy vào bể. Đến giờ 12 phút người ta khóa hai vòi nước đó và mở vòi thứ ba cho nước chảy vào. Hỏi bể đầy lúc mấy giờ?

0 bình luận về “Một bể có ba vòi nước. nếu chảy một mình thì: – Vòi thứ nhất sẽ làm đầy bể trong 3 giờ – Vòi thứ hai làm đầy bể trong 4 giờ – Vòi thứ ba làm đầy bể t”

  1. Trong 1h vòi thứ nhất chảy đc số phần bể là

    $1 : 3 = \dfrac{1}{3}$(bể)

    Trong 1h vòi thứ hai chảy đc số phần bể là

    $1 : 4 = \dfrac{1}{4}$(bể)

    Trong 1h vòi thứ ba chảy đc số phần bể là

    $1 : 5 = \dfrac{1}{5}$(bể)

    Vậy trong 1h thì vòi thứ nhất và thứ 2 chảy đc số phần bể là

    $\dfrac{1}{3} + \dfrac{1}{4} = \dfrac{7}{12}$(bể)

    Thời gian 2 vòi cùng chảy là

    $8$ giờ $12$ phút – $7$ giờ = $1$ giờ $12$ phút = $\dfrac{6}{5}$ giờ

    Vậy sau thời gian đó thì chảy đc số phần bể là

    $\dfrac{7}{12} \times \dfrac{6}{5} = \dfrac{7}{10}$(bể)

    Số phần bể còn lại vòi 3 chảy là

    $1 – \dfrac{7}{10} = \dfrac{3}{10}$(bể)

    Thời gian vòi 3 cần để chảy đầy bể là

    $\dfrac{3}{10} : \dfrac{1}{5} = \dfrac{3}{2}$ (giờ) = $1$ giờ $30$ phút

    Vậy thời điểm đầy bể là

    $8$ giờ $12$ phút + $1$ giờ $30$ phút = $9$ giờ $42$ phút

    Đáp số: $9$ giờ $42$ phút

    Bình luận

Viết một bình luận