Một gen do bị đột biến mất đi một đoạn (gồm hai mạch bằng nhau) nên số nucleotit Timin giảm đi 1/5 và số nucleotit Xitôzin mất đi bằng 1/10 số nucleotit loại Guanin của gen chưa bị đột biến. Khi đoạn gen còn lại tự nhân đôi thì nhu cầu so với trước về số nucleotit đã bớt đi 90 Guanin và 120 Adenin.
a. Tìm số lượng và tỉ lệ % từng loại nucleotit của gen chưa bị đột biến?
b. Gen chưa bị đột biến có chiều dài bao nhiêu micromet?
c. Đột biến gen có lợi hay có hại cho bản thân sinh vật ? giải thích?
a. – Số nucleotit Timin giảm đi $\frac{1}{5}$ nên gen đột biến có số nu T bằng $\frac{4}{5}$ gen chưa bị đột biến:
$T_{đb}=\frac{4}{5}T$
– Số nucleotit Xitôzin mất đi bằng $\frac{1}{10}$ số nucleotit loại Guanin của gen chưa bị đột biến nên gen đột biến có số nu loại X bằng $\frac{9}{10}$ gen chưa bị đột biến:
$X_{đb}=\frac{9}{10}G$
→ Mà $X_{đb}=G_{đb}$
→ $G_{đb}=\frac{9}{10}G$
– Gọi số lần nhân đôi của gen đột biến là k (k ∈ $Z^{+}$).
– Khi đoạn gen còn lại tự nhân đôi thì nhu cầu so với trước về số nucleotit đã bớt đi 90 Guanin và 120 Adenin nên ta có:
$\left \{ {{G.(2^{k}-1)-G_{đb}.(2^{k}-1)=90} \atop {A.(2^{k}-1)-A_{đb}.(2^{k}-1)=120}} \right.$
→ $\left \{ {{G-G_{đb}=90} \atop {A-A_{đb}=120}} \right.$
→ $\left \{ {{G-\frac{9}{10}G=90} \atop {A-\frac{4}{5}A=120}} \right.$
→ $\left \{ {{G=X=900} \atop {A=T=600}} \right.$
→ $N = (600 + 900) . 2 = 3000 (nu)$
– Tỉ lệ % từng loại nucleotit của gen chưa bị đột biến là:
$\left \{ {{G=X=\frac{900}{3000}=30\%} \atop {A=T=\frac{600}{3000}=20\%}} \right.$
b. Gen chưa bị đột biến có chiều dài là:
$L = \frac{3000}{2}.3,4=5100(A^{0})$
c. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến thường vô hại (trung tính). Tuy nhiên, những đột biến gen dẫn đến làm thay đổi chức năng của protein thì thường có hại cho thể đột biến, một số đột biến gen cũng có thể làm thay đổi chức năng của protein theo hướng có lợi cho thể đột biến.
Ngoài ra, mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen.
$a/$ Con chim trống (XX) giảm phân bình thường chỉ cho 1 loại tinh trùng X
– Cơ chế hình thành hợp tử có cặp NST XXY:
+ XXY được hình thành do tinh trùng X thụ tinh với trứng XY.
+ Trứng XY được tạo ra do ở con mái (XY) giảm phân không bình thường trong giảm phân 1, giảm phân 2 bình thường.
– Cơ chế hình thành hợp tử có cặp NST XYY:
+ XYY được hình thành do tinh trùng X thụ tinh với trứng YY.
+ Trứng YY được tạo ra do ở con mái giảm phân không bình thường:
TH1: giảm phân 1 và giảm phân 2 không bình thường
TH2: giảm phân 1 bình thường, giảm phân 2 không bình thường.
$b/$ Số lượng từng loại nucleotit của gen chưa bị đột biến:
A = T = 120 x 5 = 600 (Nu),
G = X = 90 x10 = 900 (Nu)
– Tỉ lệ % từng loại nu của gen chưa bị đột biến:
Tổng số Nu trong gen chưa bị đột biến là: (600 x 2) + (900 x 2) = 3000 (nu)
A = T = (600 x 100)/3000 = 20%,
G = X = (900 x100)/3000 = 30%
– Chiều dài của gen chưa bị đột biến: (3000/2) x 3,4 A0 = 5100 A0 = 0,51 micromet