“Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong vua phán:
– Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.”
1. Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào? Thuộc thể loại gì? Hãy trình bày khái niệm về thể loại đó (2 điểm)
2. Tìm sự thật lịch sử có trong đoạn trích trên (1 điểm)
3. Giải thích nghĩa từ “băn khoăn”? Em vừa giải thích nghĩa cua từ bằng cách nào (1 điểm)
4. Chỉ nêu câu chủ đề trong đoạn văn trên (1 điểm)
5. Bằng đoạn văn khoảng 1/ 2 trang giấy, hãy kể sáng tạo sự việc trong đoạn trích trên
Đáp án và Thang điểm
Câu 1: (2 điểm)
Tác phẩm “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
Thể loại: truyền thuyết
Khái niệm: Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường mang yếu tố hoang đường kì ảo. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện lịch sử được kể
Câu 2: (1 điểm)
Sự thật lịch sử: thời đại vua Hùng, nhà vua kén rể. Về sau có đền thờ Sơn Tinh trên núi Tản Viên
Câu 3: (1 điểm)
Băn khoăn: vẫn còn thấp thỏm lo âu, khi có điều đang được cân nhắc, suy nghĩ
– Giải thích bằng cách nêu khái niệm
Câu 4: (1 điểm)
Câu chủ đề “Một hôm có hai càng trai đến cầu hôn”
Câu 5: (5 điểm)
MB
Giới thiệu nhân vật, sự việc
TB: Nhập vai nhân vật (vua Hùng Vương, Thủy Tinh, Lạc hầu) kể lại đoạn truyện.
Chú ý cách xưng hô “ta/ tôi”
KB
Nêu kết truyện và ý nghĩa của câu chuyện về mặt lịch sử, cuộc sống.
* Bạn tham khảo nhá >.< *
Cho đoạn văn sau :
… Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ : vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém : gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh…
( Sơn Tinh Thủy Tinh )
a ) Tìm từ mượn trong đoạn văn.
Từ mượn là : cầu hôn, Tản Viên, Sơn Tinh, Thủy Tinh.
b ) Tìm danh từ và phân loại các danh từ vừa tìm được.
→ Danh từ là : hôm (chỉ khái niệm), chàng trai (chỉ sự vật), người (chỉ sự vật), vùng núi (chỉ sự vật), Tản Viên, đông, cồn bãi (chỉ sự vật) , tây, dãy (chỉ đơn vị), núi đồi (chỉ sự vật), Người (chỉ sự vật), chàng (chỉ sự vật), Sơn Tinh, biển (chỉ sự vật), tài năng (chỉ khái niệm), gió(chỉ hiện tượng), gió (chỉ hiện tượng), mưa (chỉ hiện tượng), mưa (chỉ hiện tượng), Người (chỉ sự vật), chàng (chỉ sự vật), Thủy Tinh.
*Phân loại các danh từ vừa tìm được :
→ Danh từ chung : hôm, chàng trai, người, vùng núi, đông, cồn bãi, tây, dãy, núi đồi, Người, chàng, biển, tài năng, gió, gió, mưa, mưa, Người, chàng.
→ Danh từ riêng : Tản Viên, Sơn Tinh, Thủy Tinh.
c ) Tìm số từ, lượng từ và nêu ý nghĩa của số từ :
*Số từ : Một, hai, Một, Một.
*Lượng từ : từng.
*Ý nghĩa của số từ : Tất cả các số từ ghi bên trên đều mang một nghĩa số từ là những từ chỉ số lượng của sự vật.
1.sơn tinh thủy tinh
-truyền thuyết:là loại truyện dân gian Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử có sử dụng yếu tố kì diệu, không có thật. Qua đó thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Qua đó thể hiện quan niệm ước mơ của nhân dân về một cuộc sống, một xã hội tốt đẹp hơn thông qua cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác.
2,hằng năm có mưa bão lũ lụt
3,băn khoăn là không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ,lo liệu.
giải thích bằng cách đưa ra khái niệm của từ,
4“Một hôm có hai càng trai đến cầu hôn”
5.MB Giới thiệu nhân vật, sự việc TB: Nhập vai nhân vật (vua Hùng Vương, Thủy Tinh, Lạc hầu) kể lại đoạn truyện. Chú ý cách xưng hô “ta/ tôi” KB Nêu kết truyện và ý nghĩa của câu chuyện về mặt lịch sử, cuộc sống.