. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 4,0pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột b

. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 4,0pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là:
Thể đột biến A B C D
Số lượng NST 10 10 11 20
Hàm lượng ADN 3,98pg 4,01pg 4,04pg 8,0pg
Các thể đột biến nói trên có thể là dạng đột biến nào? Giải thích

0 bình luận về “. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 4,0pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột b”

  1. a. Dạng đột biên A : Số lượng NST còn nguyên nhưng số lượng ADN giảm suy ra đây là đột biến mất đoạn NST 

    b, Dạng đột biên B : Số lượng NST còn nguyên nhưng số lượng ADN tăng suy ra đây là đột biến lặp đoạn NST

    c. Đột biến dạng C : Số lượng NST tăng thêm 1 , số lượng ADN tăng nên đây là dạng đột biên thêm 1 NST 

    $2n+1=11$

    c. Đột biến dạng C : Số lượng NST tăng thêm gấp đôi , số lượng ADN tăng lên gấp đôi nên đây là dạng đột biến tứ bội 

    Bộ NST $4n$

    Bình luận
  2. Đáp án:

    A: mất đoạn

    B: lặp đoạn

    C: 2n+1

    D: 4n

    Giải thích các bước giải:

    Dạng đột biến A: chúng sau đột biến có số lượng NST ko đổi so với bình thường nhưng hàm lương ADN của chúng bị giảm → đột biến mất đoạn

    Dạng đột biến B: chúng sau đột biến vẫn có số lượng NST bằng lúc chưa đột biến nhugw hàm lượng của ADN này lại tăng lên→ đột biến lặp đoạn

    Dạng đột biến C: Đột biến này so với số NST ban đầu thì chúng tăng lên 1 NST → đột biến 2n+1

    Dăng đọt biến D: Đôt biến này so với số NST ban đầu thì chúng gấp đôi kể cả hàm lượng ADN cũng vậy → đôt biến 2n . 2 = 4n

     

    Bình luận

Viết một bình luận