Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai…Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là

Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ
hai…Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là
những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là
những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng
mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi!
Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn
bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm…chắc là một xe bọc thép vừa bị
ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình
lại hiện ra…Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh
Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên…Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này,
đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một
chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn
xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ…
(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Xác định phép tu từ so sánh trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu
từ đó ?
4. Tại sao Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt ?
5. Từ văn bản, việt đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về ý chí, nghị lực của tuổi trẻ
hôm nay.

0 bình luận về “Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai…Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là”

  1. Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự .
    Câu 2 : Đoạn văn kể chuyện nhân vật Việt bị thương nặng trên chiến trường. Một lần tỉnh lại, Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội và quyết tâm tìm về đơn vị.
    Câu 3 : Phép tu từ so sánh trong văn bản được thể hiện qua câu văn : Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Hiệu quả nghệ thuật: đem tiếng súng lớn, súng nhỏ của ta so sánh với tiếng mõ, tiếng trống, nhà văn gợi lại âm thanh quen thuộc đã từng gắn bó với nhân vật Việt khi anh đang cô độc và bị thương nặng giữa chiến trường, đồng thời là sống dây tinh thần quật khởi của đồng bào miền Nam trong những ngày đánh Mỹ. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương, ý chí, nghị lực phi thường của nhân vật Việt.

    Bình luận
  2. Câu 1:

    – Đoạn văn trên được viết theo phương thức tự sự là chính.

    Câu 2:

    – Nội dung: Kể về một câu chuyện của nhân vật Việt bị thương nặng trên chiến trường. Một lần tỉnh lại, Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội và quyết tâm tìm về nguyên tố.

    Câu 3:

    – Phép tu từ so sánh trong văn bản được thể hiện qua Câu văn: “Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi” được phép tu từ so sánh ở trong văn bản.

    – Hiệu quả nghệ thuật:

    + Đem tiếng súng lớn, súng nhỏ của ta so sánh với tiếng mõ, tiếng trống,…

    `->` Tác giả nói về âm thanh quen thuộc đã từng gắn bó với nhân vật Việt khi anh đang độc thân và bị thương nặng giữa chiến trường, qua đó là sống dây tinh thần quật khởi của đồng bào miền Nam trong những ngày đánh Mỹ. Vì vậy, ta thấy được tình yêu quê hương, nghị lực hay ý chí  phi thường của nhân vật Việt.
    Câu 4 :

    Đối với nhân vật Việt, tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ . Vì vậy, đó là tiếng súng của đồng đội. Nó còn gọi Việt tới phía của sự sống. Tiếng súng đồng đội gọi chiến đấu đã tiếp thêm sức mạnh mới để gọi Việt đến.

    Câu 5:

    Bài văn cần phải được nêu đầy đủ theo các ý dưới đây:

    – Lý tưởng ra tình huống nhân vật Việt dù bị thương nặng trên chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần như vẫn cố gắng hướng về nơi có tiếng súng để sẵn sàng chiến đấu và tìm về với đồng đội.

    – Ý chí, nghị lực của tuổi trẻ là gì? Kể ra ?

    – Ý nghĩa tác dụng của ý chí, nghị lực?

    – Xem xét lại một chi tiết mà thanh niên có thái độ nản lòng, lùi bước trước thử thách khó khăn và nêu hậu quả.

    – Bài học nhận thức, gián điệp và hành động?

    Bình luận

Viết một bình luận