“Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhi

“Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật.”
Câu 1 : Nêu PTBĐ có trong đoạn văn trên
Câu 2 : Nội dung chính
Câu 3 : Trong đoạn văn có những trường từ vựng nào?
“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :
– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
– Cụ bán rồi ?
– Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.
Tôi hỏi cho có chuyện :
– Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
Câu 1 : Nêu PTBĐ có trong đoạn văn trên
Câu 2 : Nội dung chính
Câu 3 : Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn sau? Nêu tác dụng?
“Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”

0 bình luận về ““Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhi”

  1. A. Đoạn văn trích trong văn bản ” Tôi đi học “

    câu 1 :

    PTBĐ : tự sự + biểu cảm + miêu tả

    câu 2 :

    Nội dung chính : Cảm giác mới lạ nhưng cũng quen thuộc của nhân vật tôi ngày đầu ngồi trên ghế nhà trường. Đó là sự quyến luyến, thân thuộc, ngạc nhiên.

    câu 3 :

    – Một số trường từ vựng được sử dụng trong đoạn văn :

    + Trường từ vựng chỉ cảm giác : lạ, hay, xa lạ, quyến luyến, bất ngờ

    + Trường từ vựng chỉ sự vật : hình, tường, bàn ghế, vật riêng, người bạn, ….

    B. Đoạn văn trích trong văn bản ” Lão Hạc”

    câu 1 :

    PTBĐ : tự sự + miêu tả + biểu cảm

    câu 2 :

    Nội dung chính : Những tâm sự, xúc cảm, hành động của lão Hạc sau khi bán chó ( buồn, đau khổ, dằn vặt,hối hận,…) và sự đồng cảm của nhân vật “tôi” dành cho lão

    câu 3 :

    “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”

    `=>`

    Từ tượng hình : móm mém

    Từ tượng thanh : hu hu

    `->` tác dụng : Làm cho những hình ảnh hiện lên thật sống động, chân thật. Góp phần miêu tả cụ thể nỗi đau khổ, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán chó. Đồng thời; việc sử dụng những từ tượng hình, tượng thanh ấy cũng làm cho đoạn văn thêm gợi hình, gợi cảm hơn.

    Bình luận
  2.                                              Bài làm

    I,

    Câu 1 : PTBĐ có trong đoạn văn trên : Tự sự

    Câu 2 : Cảm nhận và tâm trạng của nhân vật “tôi” khi ngồi trong lớp để đón nhận ” bài học đầu tiên “

    Câu 3 : Những trường từ vựng :

    – Trường từ vựng những tính từ miêu tả : Lạ, hay hay, xa lạ, quyến luyến, bất ngờ, rụt rè, thèm thuồng

    – Trường từ vựng những những sự vật : hình treo trên tường, bàn ghế, người bạn tí hon

    II, 

    Câu 1 : PTBĐ : Tự sự + Biểu cảm

    Câu 2 : Cảm xúc của ông Giáo khi nghe và nhìn Lão Hạc kể chuyện bán chó

    Câu 3 : Từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn sau và nêu tác dụng :

    *) Từ tượng hình : 

    – co rúm : co thật nhỏ, đến mức như rúm ró hẳn lại 

    – móm mém : móm do rụng hết răng, nhai trệu trạo, khó khăn

    * Từ tượng thanh : 

    – Tiếng khóc to, liên tiếp.

    Tác dụng : Làm hình ảnh hiện lên sống động. Diễn tả tâm trạng đau đớn, sự tự dằn vặt nội tâm của lão Hạc. Nỗi ân hận của Lão Hạc khi bán chó.

    Bình luận

Viết một bình luận