Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ.
Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với ông chủ: “Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông.”
“Ngươi xấu hổ về chuyện gì?” – Người chủ hỏi.
“Chỉ vì tôi nứt mà ông không được nhận đầy đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra.” – Chiếc bình nứt nói.
“Không đâu!” – Ông chủ trả lời. “Khi đi về, ông có chú ý tới luống hoa bên đường hay không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên đường phía của nhà ngươi sao? Ta biết được vết nứt của ngươi nên ta đã gieo hạt giống hoa bên phía ấy. Nếu không có ngươi, ngôi nhà của ta có ấm cúng và duyên dáng được thế này không?”
Cuộc sống của chúng ta như chiếc bình nứt, không ai hoàn hảo cả.
câu 1: xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.
câu 2: nêu nội dung chính của câu chuyện
câu 3: hình ảnh vết nứt trên chiếc bình ẩn dụ cho điều gì?
câu 4: em có nhận xét gì về cách ứng xử của ông chủ với chiếc bình nứt.
câu 5: trình bày suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ câu chuyện trên.
1, Tự sự
2, Nội dung của truyện đó là: câu chuyện về chiếc bình nứt và ý nghĩa của sự không hoàn hảo trong cuộc sống
3, Hình ảnh vết nứt của bình ẩn dụ cho những khiếm khuyết, những điều chưa hoàn hảo và thiếu sót của mỗi cá nhân trong cuộc sống này
4, Cách ứng xử của ông chủ với chiếc bình nứt là thái độ khoan dung, độ lượng. Đồng thời, ông cũng là một người lạc quan, sáng suốt và tận dụng được khuyết điểm của chiếc bình nứt đó để có thể làm điều có ích cho chính cuộc sống của mình và vẫn làm cho chiếc bình nứt đó cảm thấy giá trị của mình
5, Bài học em rút ra từ câu chuyện trên đó là mỗi người chúng ta đều có những khiếm khuyết, những điều chưa hoàn hảo và thiếu sót. Điều quan trọng đó là ta chấp nhận, tận dụng chính những điều không hoàn hảo đó trong cuộc sống bằng một thái độ tích cực nào đó.