Một phân tử A có dạng RX2(R,X là các đơn nguyên tử) trong đó R chiếm 46,76% về khối lượng.Tổng số hạt P,N,E trong một phân tử chất A là 178.Trong nguyên tử R số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22.Trong nguyên tử X số hạt mang điện nhiều gấp đôi số hạt không mang điện
a)xác định R và X
b)đốt cháy hoàn toàn m gam chất A trong oxi vừa đủ,toàn bộ sản phẩm khí thu được hấp thụ 1 lít dung dịch chứa hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,2M và KOH 0,2M,sau phản ứng thu được dung dịch y và 32,55g kết tủa.Xác định giá trị của m
Gọi số hạt trong `R` là `p_1 , n_1 ,e_1`
Số hạt trong `X` là `p_2 ,n_2 , e_2`
Ta có tổng số hạt của `A` là `178`
`->2p_1+n_1+4p_2+2n_2=178(1)`
Lại có R chiếm 46,76% về khối lượng
`->(p_1+n_1+2p_2+2n_2).46,76%=p_1+n_1`
`->0,5324p_1+0,5324n_2-0,9352p_2-0,9352n_2=0(2)`
Mặt khác ta có trong nguyên tử R số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22
`->2p_1-n_1=22(3)`
Trong nguyên tử X số hạt mang điện nhiều gấp đôi số hạt không mang điện
`->2p_2=2n_2`
`->p_2-n_2=0(4)`
Thay vào `(1),(2),(3),(4)` ta có hệ
$\to \begin{cases}p_1=26\\n_1=30\\p_2=16\\n_2=16\\\end{cases}$
`->R` là `Fe`
`X` là `S`
`->A` là `FeS_2`
`a,`
$4FeS_2+11O_2\xrightarrow{t^o}2Fe_2O_3+8SO_2$
`n_{Ba(OH)_2}=1.0,2=0,2(mol)`
`n_{KOH}=1.0,2=0,2(mol)`
`n_{BaSO_3}=\frac{32,55}{217}=0,15(mol)`
Ta thấy
`n_{BaSO_3}<n_{Ba(OH)_2}`
`->BaSO_3` tan một phần hoặc `Ba(OH)_2` dư
TH1 : `Ba(OH)_2` dư
`SO_2+Ba(OH)_2->BaSO_3+H_2O`
Theo phương trình
`n_{FeS_2}=\frac{n_{BaSO_3}}{2}=0,075(mol)`
`->m_{FeS_2}=0,075.120=9(g)`
TH2 : `BaSO_3` tan một phần
`SO_2+Ba(OH)_2->BaSO_3+H_2O`
`SO_2+KOH->KHSO_3`
`SO_2+BaSO_3+H_2O->Ba(HSO_3)_2`
Theo phương trình
`n_{SO_2}=2n_{Ba(OH)_2}-n_{BaSO_3}+n_{KOH}`
`->n_{SO_2}=0,4-0,15+0,2=0,45(mol)`
Bảo toàn `S`
`->n_{FeS_2}=\frac{0,45}{2}=0,225(mol)`
`->m_{FeS_2}=0,225.120=27(g)`