Muốn sử dụng lại một chiếc bàn là cũ đã không sử dụng lâu ngày , để đảm bảo an toàn điện . Theo em phải dùng dụng cụ nào để kiểm tra ? Em hãy nêu cách

Muốn sử dụng lại một chiếc bàn là cũ đã không sử dụng lâu ngày , để đảm bảo an toàn điện . Theo em phải dùng dụng cụ nào để kiểm tra ? Em hãy nêu cách sử dụng dụng cụ đó

0 bình luận về “Muốn sử dụng lại một chiếc bàn là cũ đã không sử dụng lâu ngày , để đảm bảo an toàn điện . Theo em phải dùng dụng cụ nào để kiểm tra ? Em hãy nêu cách”

  1. bút thử điện 

    cách sd cho bút thử điện chạm vào phần vỏ bàn là nếu như bút sáng thì bàn là bị chạm vỏ nếu như bút không sáng thì bàn là an toàn 

    CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!!!!

    Bình luận
  2. -Muốn sử dụng lại một chiếc la bàn cũ đã không sử dụng lâu ngày , để đảm bảo an toàn điện , em cần phải lấy bút thử điện để thử xem dòng điệm có bị rò rỉ ra ngoài không . 

    Cách sử dụng: Ta đặt đầu bút vào mạch cần thử điện. Sao cho ngón tay cái đặt tiếp xúc với phần đỉnh kim loại phía trên đầu bút. Nếu mạch có điện, bóng đèn nê-on trên bút sẽ phát sáng. Cụ thể trong từng trường hợp mà ta nhận biết khác nhau:

    Thử điện với đường dây điện xoay chiều

    Khi sử dụng bút thử điện với đường dây điện xoay chiều. Bạn cần chú ý đến dây pha và dây trung tính.

    Nếu đầu bút tiếp xúc với dây nóng (dây pha) bóng đèn sẽ phát sáng. Còn nếu tiếp xúc với dây nguội (dây trung tính, không có điện) thì đèn sẽ không phát sáng.

    Cũng có những trường hợp đèn neon ở bút thử điện đều phát sáng khi tiếp xúc bút thử điện với cả dây pha hoặc dây trung tính thì nguồn điện ấy có vấn đề. Bạn cần tiến hành kiểm tra nguồn ngay, tránh gây nguy hiểm khi sử dụng điện.

    Phân biệt điện xoay chiều với một chiều

    Để phân biệt điện xoay chiều với một chiều ta cũng có thể dùng bút thử điện. Ta sẽ phân biệt điện cực +/- của nguồn một chiều.

    • Khi thử bút thử điện thông điện thì chỉ có cực đấu với cực âm của nguồn một chiều là phát sáng.
    • Khi đầu bút thử tiếp xúc với nguồn xoay chiều. Lúc này, 2 cực của bóng đèn neon thay nhau làm cực +/- nên cả hai cực cùng phát sáng.
    • Khi bút thử điện tiếp xúc với cực + và cực – của mạch điện một chiều, thì chỉ có cực nối với cực – của nguồn điện mới phát sáng.

    Lưu ý:

    • Tuyệt đối không được sử dụng bút để kiểm tra dòng điện áp 1 chiều DC. Vì nó có thể gây ra điện giật trong tình trạng bóng đèn phía trong hay phần điện trở bị chạm vào.
    • Khi đặt bút thử điện, cần phải đặt vuông góc giữa bút và vị trí đo.Tránh tình trạng kết quả kiểm tra không đúng.
    • Trên thị trường có rất nhiều loại bút thử điện khác nhau như bút âm tường, bút cảm ứng, bút điện tử,… Tùy theo mục đích sử dụng để lựa chọn loại bút phù hợp nhất.

    Bình luận

Viết một bình luận