Năm 1929 khủng kinh tế diễn ra ở nước MĨ đã gây ra những hậu quả gì đối với nước MỸ, trước những hậu quả đó nước MĨ đã lựa chọn giải pháp gì để giải

Năm 1929 khủng kinh tế diễn ra ở nước MĨ đã gây ra những hậu quả gì đối với nước MỸ, trước những hậu quả đó nước MĨ đã lựa chọn giải pháp gì để giải quyết khủng hoảng , nêu nội dung và tác dụng của chính sách đó
GIÚP MK VỚI MAI MK THI RÙI ☹☹☹????????????
Ai trả lời đúng mk cho 5sao

0 bình luận về “Năm 1929 khủng kinh tế diễn ra ở nước MĨ đã gây ra những hậu quả gì đối với nước MỸ, trước những hậu quả đó nước MĨ đã lựa chọn giải pháp gì để giải”

  1. Năm 1944, tuy thắng trận trong Thế chiến II nhưng phe đồng minh phải đối diện với vấn đề nghiêm trọng, thậm chí còn hơn cả chiến tranh: thảm hoạ kinh tế, khi hầu hết nền kinh tế đã hoàn toàn tê liệt. Vì vậy, để hàng triệu dân châu Âu không chết đói vì thiếu lương thực và nhiên liệu, các quốc gia đồng minh và Mỹ buộc phải ngồi lại với nhau tại Hội nghị Bretton Woods để bàn các giải pháp nhằm “tái thiết châu Âu”. 

    Hai người anh em song sinh là Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã ra đời từ đó. Hiệp ước, sau đó mang tên Bretton Woods với hàng loạt thoả thuận về tài chính, tiền tệ, thương mại và đầu tư, được xem là giải pháp ở cấp độ toàn cầu thời đó để giải quyết vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng lại các nền kinh tế đã hoàn toàn kiệt quệ.

    Phải mất nhiều năm để thế giới phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng. Với xu hướng tăng cường hoạt động sản xuất, sáng kiến sáng tạo và đẩy mạnh giao thương để xây dựng lại kinh tế thời hậu chiến, trong bối cảnh thể chế được làm cho thông thoáng và tối thiểu hóa rủi ro ở cấp độ toàn cầu, các thành tựu về kinh tế, thương mại, đầu tư đã phát triển rực rỡ. 

    Vì vậy, thập niên 80 của thế kỷ 20 thường được nhắc đến bằng cụm từ “The Great moderation”: đại ôn hòa, đại ổn định hay đại hoàng kim. Đây được xem là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia, là động lực chính của làn sóng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ sau đó, và kéo dài cho đến tận ngày nay.

    Thế rồi, Bear Stearns, và sau đó là Lehman Brothers sụp đổ vào năm 2008 đã kết thúc học thuyết “too big to fall”(quá lớn để sụp đổ) của Hoa Kỳ, đẩy nền kinh tế thế giới vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử loài người cho đến thời điểm đó, dưới tên gọi “Đại khủng hoảng”(The Great crisis). 

    Thế nhưng giới học thuật lúc đó lại cho rằng, thế giới còn lâm vào cuộc khủng hoảng khác nghiêm trọng hơn: lý thuyết kinh tế, rằng thế giới đang cần học thuyết mới giúp vận hành nền kinh tế một cách an toàn và thịnh vượng, chống được các cuộc khủng hoảng có tính chu kỳ. Rõ ràng, mỗi khi một cuộc khủng hoảng bùng nổ ở cấp độ toàn cầu luôn đòi hỏi những giải pháp cũng phải ở cấp độ toàn cầu hơn là các quốc gia đơn phương hành động. 

    Cái giá phải trả cho nền kinh tế Mỹ sau đó là cuộc suy thoái kéo dài, tốn kém nhiều tiền của và cả giấy mực của giới truyền thông lẫn học thuật trong hơn 10 năm. Chính phủ Mỹ đã phải tung ra những gói kích thích kinh tế khổng lồ trị giá hàng ngàn tỷ USD để xua tan bóng ma suy thoái. Bên kia Đại Tây Dương, châu Âu bị kéo vào cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng, gây mất đoàn kết, khiến nội bộ EU trở nên chia rẽ hơn bao giờ hết, thậm chí suýt tan rã trong đường tơ kẽ tóc.

    Tất cả các cuộc khủng hoảng gắn với chữ “The Great” đều diễn ra với hậu quả của cái sau khốc liệt và bi thảm hơn cái trước. Giờ đây, sinh vật có kích thước chưa bằng 1/1000mm, chỉ nhìn thấy được dưới kính hiển vi đã đẩy nhân loại vào cuộc khủng hoảng mới, mang tên “The Great lockdown”, khi cả thế giới đóng băng trong trạng thái “phong tỏa toàn cầu”. Và IMF vừa công bố một báo cáo cho rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ chìm trong thảm họa suy thoái tồi tệ nhất lịch sử kể từ thập niên 1930. 

    Bình luận

Viết một bình luận