Nắm được các kiến thức về tác giả , hoàn cảnh sáng tác , thể loại , phương thức biểu đạt , ngôi kể , những nét chính về nghệ thuật của các văn bản : ‘

Nắm được các kiến thức về tác giả , hoàn cảnh sáng tác , thể loại , phương thức biểu đạt , ngôi kể , những nét chính về nghệ thuật của các văn bản : ” bài học đường đời đầu tiên , vượt thác , sông nước Cà Mau

0 bình luận về “Nắm được các kiến thức về tác giả , hoàn cảnh sáng tác , thể loại , phương thức biểu đạt , ngôi kể , những nét chính về nghệ thuật của các văn bản : ‘”

  1. Bài học đường đười đầu tiên :

    Tác giả:- Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)

    Hoàn cảnh sáng tác:- Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí”.

    -Được in lần đầu năm 1941 – là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

    Thể loại: -Truyện kí

    Phương thức biểu đạt: -Tự sự kết hợp miêu tả

    Ngôi kể: -Ngôi thứ nhất

    Nghệ thuật:-Nghệ thuật miêu tả loài vật rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. Sử dụng hiệu quả các phép tu từ, xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.

    Vượt thác

    Tác giả:-Võ Quảng (1920 – 2007) quê ở xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam

    Hoàn cảnh sáng tác:- Văn bản Vượt thác (tên do người biên soạn đặt), trích từ chương XI của truyện Quê nội.

    -Truyện Quê nội xuất bản năm 1974 là một trong số những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng.

    Thể loại:– Truyện dài

    Phương thức biểu đạt:- Tự sự kết hợp miêu tả

    Ngôi kể:-Ngôi thứ nhất 

    Nghệ thuật:-Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa với tần suất lớn nhưng rất tinh tế, uyển chuyển.Trí tưởng tưởng tượng phong phú, tài tình.Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động.

    Sông nước Cà Mau

    Tác giả:-Đoàn Giỏi (1925 – 1989) quê ở Châu Thành, Tiền Giang

    Hoàn cảnh sáng tác:-

    – Văn bản Sông nước Cà Mau (tên bài do người biên soạn đặt) trích từ chương XVIII của truyện Đất rừng phương Nam.

    -Truyện Đất rừng phương Nam được sáng tác năm 1957 – là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi.

    Thể loại:– Tiểu thuyết

    Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

    Ngôi kẻ:-Ngôi thứ nhất

    Nghệ thuật:– Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật và thủ pháp miêu tả ấn tượng (so sánh, điệp từ, quan sát, tưởng tượng…)

    – Huy động cùng lúc nhiều giác quan để cảm nhận và tô đậm các ấn tượng về miền đất Cà Mau

    Xin câu trả lời hay nhất ạ

    Bình luận
  2. 1. Bài học đường đời đầu tiên

    tác giả : Tô Hoài

    – Tên khai sinh: Nguyễn Sen

    – Quê quán:

    • Sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) – làm nghề thủ công
    • Lớn lên ở quê ngoại – làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

    – Bút danh: Tô Hoài được tạo nên bởi 2 địa danh có ý nghĩa với cuộc đời ông là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

    – Cuộc đời: từ khi còn là thanh niên ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn…, cũng có những lúc ông phải chịu cảnh thất nghiệp.

    – Sự nghiệp văn chương:

    • Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và nhanh chóng được công chúng chú ý đến
    • Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí…

    – Tác phẩm tiêu biểu:

    • Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện dài. 1941)
    • O chuột (tập truyện ngắn, 1942)
    • Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1853)…
    • – Phong cách viết: tôn trọng sự thật trong đề tài, nội dung, sáng tác kết hợp với lối trần thuật tài hoa, vốn từ linh hoạt, các sáng tác của ông đều có sự kết hợp với các vùng miền khác nhau tạo nên nét sống động, hấp dẫn. 

      – Giải thưởng: năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật

    hoàn cảnh sáng tác :

    Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí”

    – Dế Mèn phiêu lưu kí:

    • Được in lần đầu năm 1941 – là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
    • Dung lượng: 10 chương
    • Nội dung: kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé

    thể loại : truyện đồng thoại dài

    PTBĐ: tự sự

    ngôi kể : ngôi thứ 1

    những nét chính về nghệ thuật: kể theo ngôi 1 tự nhiên , hấp dẫn, sinh động và giàu tính tạo hình

    2. vượt thác

    tác giả : Võ Quảng

    – Quê quán: xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam

    – Bút danh: Hoàng Huy (sử dụng khi dịch tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê) – ông thường sử dụng tên thật (Võ Quảng) hơn bút danh của mình.

    – Cuộc đời: 

    • Từng theo học Tú tài ở Quốc học Huế
    • Trước cách mạng ông tham gia các hội, phong trào chống Pháp mạnh mẽ nên bị quản thúc vô thời hạn ở quê nhà
    • Sau khi cách mạng nổ ra, ông tham gia Việt Minh và giữ nhiều chức vụ quan trọng như Ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng, Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng, Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam.
    • Sau kháng chiến chống Pháp, ông tập kết ra Bắc. Và được giữ nhiều chức vụ quan trọng như Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương
    • Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng
    • Ông từng được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam.
    • Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
    • Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa, năm 1971, về Hội Nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu
    • – Sự nghiệp văn chương:

      • Đề tài: chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi
      • Thể loại: ông sáng tác đa dạng nhiều thể loại gồm thơ, truyện, kịch bản phim, phiên dịch…
      • Tác phẩm tiêu biểu: Quê nội, Vượn hú, Ánh nắng sớm, Tảng sáng…

      – Giải thưởng: được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

    hoàn cảnh sáng tác :

    Văn bản Vượt thác (tên do người biên soạn đặt), trích từ chương XI của truyện Quê nội.

    – Truyện Quê nội xuất bản năm 1974 là một trong số những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng.

    Đôi nét về truyện Quê nội: viết về cuộc sống của một làng quê ven sông Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam, miền Trung vào những ngày sau cách mạng tháng 8 năm 1945 và những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, với 2 nhân vật chính là 2 em thiếu niên Cục và Cù Lao

    PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả

    – Trong đó PTBĐ chính là miêu tả

    ngôi kể: ngôi thứ 1

    nét chính về nghệ thuật:tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác tự nhiên và sinh động

    3. Sông nước Cà Mau

    tác giả : Đoàn Giỏi

     Quê quán: Châu Thành, Tiền Giang

    – Bút danh: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lê, tuy nhiên ông thường dùng tên thật của mình (Đoàn Giỏi) hơn.

    – Cuộc đời: 

    • Những năm tháng chống Pháp, ông công tác trong ngành an ninh rồi làm công tác thông tin văn nghệ ở miền Nam
    • Sau chiến tranh chống Pháp ông tập kết ra Bắc
    • Từ năm 1955 ông chuyển sang làm sáng tác và biên tập sách báo.
    • Giữ chức Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa I, II, III

    – Sự nghiệp văn chương:

    • Ông viết văn từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp
    • Đề tài sáng tác: thường viết về thiên nhiên và con người Nam Bộ
    • Đối tượng hướng đến: chủ yếu là các em thiếu nhi
    • Tác phẩm tiêu biểu: Những dòng thư máu Nam Kì (kí, 1948), Chiến sĩ Tháp Mười (kịch thơ, 1949), Cá bống mú (truyện, 1946), Đất rừng phương Nam (truyện, 1957)…

    hoàn cảnh sáng tác :

     Văn bản Sông nước Cà Mau (tên bài do người biên soạn đặt) trích từ chương XVIII của truyện Đất rừng phương Nam.

    – Truyện Đất rừng phương Nam được sáng tác năm 1957 – là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi.

    thể loại : truyện dài

    phương thức biểu đạt :

    tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

    – Trong đó PTBĐ chính là miêu tả

    ngôi kể : ngôi thứ 1

    những nét chính về nghệ thuật : bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa bao quát thông qua sự cảm nhận trự tiếp và vốn hiểu biết phong phú của tác giả

    XIN CTLHN Ạ

    CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA @!!!!

    Bình luận

Viết một bình luận