nắm được kiến thức về tác giả hoàn cảnh sáng tác thể loại phương thức biểu đạt ngôi kể những nét chính về nghệ thuật các văn bản : Bức tranh của em gái tôi, cô tô , cây tre Việt Nam
mọi người làm chi tiết với ạ, cái này mình phải nộp cho cô giáo
nắm được kiến thức về tác giả hoàn cảnh sáng tác thể loại phương thức biểu đạt ngôi kể những nét chính về nghệ thuật các văn bản : Bức tranh của em gái tôi, cô tô , cây tre Việt Nam
mọi người làm chi tiết với ạ, cái này mình phải nộp cho cô giáo
gửi bn 1 bộ lun
nhớ cho mik hay nhất!!
–Bức tranh của em gái tôi:
– Tác giả: Tạ Duy Anh.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.
– Phương thức biểu đạt: Tự sự.
– Thể loại: Truyện ngắn.
– Tóm tắt nội dung: Tài năng, tâm hồn trong sáng và long nhân hậu của cô e gái có năng khiếu hội hoạ đã giúp cho người anh vượt lên lòng tự ái, đố kị và sự tự ti của mình.
– Nội dung và nghệ thuật: Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện Bức tranh của em gái tôi cho thấy: Tình cảm trongn sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất.
– Liên hệ thực tế: Qua nội dung văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh, em rút ra bài học gì về cách cư xử với anh chị em trong nhà?
Trả lời
– Biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc, sẵn sang giúp đỡ anh chị em nhất là trong hoàn cảnh khó khan:
+ Đối xử chân thành, không đố kị, ganh ghét với anh chị em trong gia đình.
+ Cư xử đúng mực và tôn trọng trong cách xưng hô, lời nói, hành động.
+ Cần biết tha thứ với những lỗi lầm thiếu sót của anh chị em và biết khắc phục những yếu kém của bản thân để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình.
–cô tô:
– Tác giả: Nguyễn Tuân.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô – tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn Nguyễn Tuân thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
– Thể loại: Kí.
– Phương thức biểu đạt: Miêu tả
– Tóm tắt nội dung: Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và nét sinh hoạt của người dân trên đảo.
– nội dung và nghệ thuật: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô.
– Liên hệ thực tế:
Trả lời
Cảnh người dân sinh hoạt và lao động được miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh:
– Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ
– Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp…
– Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.
⟶ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.
– Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con… lũ con hiền lành.
⟶ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.
Trả lời
– Tác dụng:
+ Làm cho câu văn thêm sinh động.
+ Làm cho nội dung bài văn đầy đủ hơn.
+ Các sự vật được kết hợp với các tính từ trên sẽ rõ ràng.
+ Giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống, thiên nhiên trên quần đảo Cô Tô.
–cây tre Việt Nam:
– Tác giả: Thép Mới.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài Cây tre Việt Nam sáng tác năm 1955, là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến
– Thể loại: Kí.
– Phương thức biểu đạt: Miêu tả.
– Tóm tắt nội dung: Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động và chiến đấu.
– Nội dung và nghệ thuật: Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Bài Cây tre Việt Nam có nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hoá, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.
– Liên hệ thực tế: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.
Trả lời
– Tác dụng: Khẳng định sự gắn bó máu thịt của cây tre với nhân dân Việt Nam, đồng thời ca ngợi phẩm chất cao quý của cây tre.
– Tác giả: Thép Mới.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài Cây tre Việt Nam sáng tác năm 1955, là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến
– Thể loại: Kí.
– Phương thức biểu đạt: Miêu tả.
– Tóm tắt nội dung: Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động và chiến đấu.
– Nội dung và nghệ thuật: Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Bài Cây tre Việt Nam có nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hoá, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.
– Liên hệ thực tế: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.
Trả lời
– Tác dụng: Khẳng định sự gắn bó máu thịt của cây tre với nhân dân Việt Nam, đồng thời ca ngợi phẩm chất cao quý của cây tre.