Nàng bất đắc dĩ nói:
– Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)
Câu hỏi
1/ Chỉ ra cặp đại tự xưng hô trong đoạn văn trên.
2/ Ghi lại một thành ngữ có trong đoạn trích trên?
3/ Nêu và phân tích tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?
4/ Nêu hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
1. Cặp đại từ xưng hô: thiếp-chàng
2. Thành ngữ: “Nghi gia nghi thất”
3. Biện pháp tu từ: ẩn dụ (Nay đã bình rơi trâm gãy, … nước thấm buồm xa)
Tác dụng: cho thấy sự tan vỡ trong hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh.
4, Câu nói trên là của nhân vật Vũ Nương, hàm ý tình cảnh gia đình đã tan vỡ, cùng nỗi đau đớn của Vũ Nương khi không hiểu rõ lí do tại sao mình bị nghi oan, bị đối xử bất công. Đồng thời nó cũng bày tỏ sự tuyệt vọng đến cùng cực của người phụ nữ tài hoa.
1.Cặp đại từ xưng hô:thiếp-chàng
2.Thành ngữ:Bình rơi trâm gãy
4.Vũ Nương đau khổ vì hạnh phúc lứa đôi tan vỡ,giờ đây ngay cả việc được trông mong và chờ chồng đến hóa đá không còn có thể làm lại được nữa.
3.Biện pháp tu từ: ẩn dụ(Bình rơi trâm gãy..nước thấm buồm xa)
Tác dụng: cho thấy sự tan vỡ trong hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh.