Nâng cao văn hóa đọc thông qua hoạt động tôn vinh văn hóa đọc hay tổ chức những ngày hội sách là công việc đáng khích lệ. Song quan trọng hơn là cần k

By Allison

Nâng cao văn hóa đọc thông qua hoạt động tôn vinh văn hóa đọc hay tổ chức những ngày hội sách là công việc đáng khích lệ. Song quan trọng hơn là cần khích lệ người đọc tìm ra ý nghĩa của việc đọc sách, tìm ra tác dụng của sách đối với cuộc sống của mỗi người. Ðó không phải là nhận xét đại khái chung chung như đọc sách giúp chúng ta sống tốt hơn, suy nghĩ đẹp hơn, tăng sự hiểu biết, vốn sống, vì đó là điều mà nhiều lĩnh vực khác trong xã hội cũng giúp làm được. Cũng không phải những ai đọc nhiều, đọc rộng sẽ là người hiểu biết, suy nghĩ chín chắn. Ðọc, suy ngẫm tìm ý nghĩa tích cực, lành mạnh từ mỗi cuốn sách đã đọc sẽ có ý nghĩa hơn nhiều. Văn hóa đọc thường được biểu hiện từ những việc làm giản dị, mà trước hết là qua việc lựa chọn một cuốn sách để đọc, là phản ứng với các cuốn sách có sai sót nội dung hay phản cảm, có thể tác động tới nhận thức chung, làm tha hóa con người. Bởi vậy, điều quan trọng là cần tìm thấy lợi ích thật sự của mỗi cuốn sách, từ đó sẽ có văn hóa đọc; và văn hóa đọc chỉ thật sự phát triển khi người đọc tìm thấy lợi ích của sách vở cho đời sống của họ nói riêng, cho xã hội nói chung.
(Trích Luận bàn về văn hóa đọc, theo www,nhandan.com.vn – Thứ Năm, ngày 11/12/2014)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Chỉ ra những việc làm để góp phần nâng cao “văn hóa đọc”.
Câu 2: Theo tác giả, văn hóa đọc chỉ thực sự phát triển khi nào?
Câu 3: Vì sao, đối với người đọc, việc Ðọc, suy ngẫm tìm ý nghĩa tích cực, lành mạnh từ mỗi cuốn sách đã đọc sẽ có ý nghĩa hơn nhiều?
Câu 4: Văn hóa đọc thường được biểu hiện từ những việc làm giản dị, mà trước hết là qua việc lựa chọn một cuốn sách để đọc. Anh/chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?

0 bình luận về “Nâng cao văn hóa đọc thông qua hoạt động tôn vinh văn hóa đọc hay tổ chức những ngày hội sách là công việc đáng khích lệ. Song quan trọng hơn là cần k”

  1. câu 1,

    phương thức biểu đạt nghị luận

    câu 2,

    tìm ra tác dụng của sách đối với cuộc sống của mỗi người.

    suy ngẫm tìm ý nghĩa tích cực, lành mạnh từ mỗi cuốn sách

    tìm thấy lợi ích thật sự của mỗi cuốn sách, từ đó sẽ có văn hóa đọc

    ->văn hóa đọc chỉ thật sự phát triển khi người đọc tìm thấy lợi ích của sách vở cho đời sống của họ nói riêng, cho xã hội nói chung

    câu 3 ( không có câu in đậm )

    Việc lựa chọn sách đọc phải hợp với lứa tuổi cũng như lựa chọn nội dung học phải phù hợp nhận thức. Cấp một, cấp hai có thể đọc “Những câu chuyện vui về Hóa học / Văn học / Toán học….”, truyện cổ tích, đọc truyện Harry Potter… nhưng không nên đọc những truyện tâm lí tình cảm của người lớn. Đọc những cuốn sách không phù hợp với lứa tuổi, trình độ có thể tạo ra “hiệu ứng ngược” trong việc đọc sách. Có nghĩa là khiến người đọc sợ đọc hơn hoặc nảy sinh những tình cảm, suy nghĩ tiêu cực. Chẳng hạn, nếu một học sinh học lực bình thường mà đã phải đọc những cuốn sách nâng cao thì em sẽ thấy quá khó và sợ không dám học nữa. Hoặc mới lứa tuổi cấp hai đã đọc những cuốn tiểu thuyết tình cảm thì dễ yêu trước tuổi, không tập trung vào việc học tập được.
    Đọc sách cũng cần có chọn lọc bởi ngày nay, có rất nhiều loại sách có nội dung không lành mạnh trôi nổi trên thị trường, nếu không chọn lọc ta rất dễ bị “nhiễm độc”. Đó là những cuốn sách mang nội dung phản động, kích động lôi kéo tham gia các tổ chức, đảng phái, tôn giáo chính trị không lành mạnh. Đó là những cuốn sách “đen” mang nội dung đồi trụy xấu xa. Vậy là, bên cạnh những loại sách tốt có tác dụng tích cực đối với việc phát triển con người thì lại có những loại sách hạn chế sự phát triển ấy. 

    Trả lời

Viết một bình luận