Nay ta bảo thật các người: nên nhớ câu “đặt mồi lửa vào dưới đống củi” là nguy cơ nên lấy điều” kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” làm răn sợ. (2) Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên; khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ; có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cáo Nhai. (3) Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chi, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền; chẳng những danh hiệu ta không bị mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm. (4)Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?
Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
Câu nghi vấn là câu (4) Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ có được không?
– Đặc điểm hình thức: có chức năng dùng để hỏi, Cuối câu có dấu chấm hỏi, Có chứa từ ngữ nghi vấn: Ai, gì, nào, sao, tại sai, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, có…không, đã … Chưa, hoặc có từ ” hay” để nối các vế có quan hệ lựa chọn. Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn ko dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,… Và không yêu cầu người đối thoại trả lời. nếu không dùng để hỏi, thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn, có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
Trong đoạn trích trên câu (4) là câu nghi vấn.
Đặc điểm hình thức:
+) Sử dụng từ nghi vấn “có được không”.
+) Kết thúc bằng dấu chấm hỏi.