nêu biện pháp đấu tranh bảo vệ xây dựng chính quyền CM sau CM T8
0 bình luận về “nêu biện pháp đấu tranh bảo vệ xây dựng chính quyền CM sau CM T8”
cac biện pháp đấu tranh bảo vệ xây dựng chính quyền CM sau CM T8
– Tất cả mọi người dân từ 18 tuổi trở nên được quyền bầu cử những người đại diện tiêu biểu vào các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương( hội đồng nhân dân các cấp: tỉnh, huyện, xã).
– Tăng cường và mở rộng khối đoàn kết toàn dân. – Nhân dân rất hăng hái, phấn khởi, vui vẻ….
Tính từ 02-9-1945 đến 31-12-1946, riêng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và ban hành 181 sắc lệnh nhằm tổ chức, xây dựng, kiện toàn chính quyền nhà nước về mọi mặt. Một vấn đề không kém phần quan trọng là sau khi chính quyền cách mạng ở các cấp trong cả nước được thành lập, đa số cán bộ, đảng viên tuân thủ đúng chương trình, kế hoạch và sắc lệnh của Nhà nước. Song, có nhiều nơi, nhiều người phạm “những lầm lỗi rất nặng nề” như: trái phép, vô kỷ luật, cậy thế, tham ô, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo, v.v… Để chấn chỉnh những lỗi lầm trên, đồng thời đề cao ý thức phục vụ nhân dân, nâng cao sức chiến đấu, xây dựng chính quyền nhà nước các cấp trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, Hồ Chí Minh với tư cách người đứng đầu Nhà nước Việt Nam mới đã có thư gửi UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng, huấn thị: “Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”(2). Người cũng không ngần ngại tỏ thái độ: “Ai đã phạm những lỗi lầm trên này, thì phải hết sức sửa chữa; nếu không tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung”(3).
Để thiết thực xây dựng, củng cố chính quyền nhà nước, Chính phủ ban hành Sắc lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước để bầu Quốc dân Đại hội và ấn định Hiến pháp của nước Việt Nam mới. Trong hoàn cảnh vô cùng phức tạp, bọn đế quốc, phản động ra sức quấy phá, Chính phủ kiên quyết lãnh đạo, tổ chức cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam mới. Nhân dân cả nước nô nức đi bầu cử. Những đại biểu do Mặt trận Việt Minh giới thiệu đều đạt được sự tín nhiệm tuyệt đối. Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất 98,4%. Nhân dân cả nước đã bầu 333 đại biểu vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam mới. Tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội nhất trí tuyên bố “Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng với Tổ quốc” và trao cho Người quyền thành lập Chính phủ mới. Chính phủ mới – Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được Quốc hội thông qua, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dựa trên những nguyên tắc: “Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo. Bảo đảm các quyền tự do dân chủ. Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”. Hiến Pháp quy định: Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc; ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có HĐND do đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra. HĐND tỉnh, thành phố, thị xã và xã cử ra Ủy ban hành chính. Ở bộ và huyện chỉ có Ủy ban hành chính. Ủy ban hành chính bộ do Hội đồng các tỉnh và thành phố bầu ra. Ủy ban hành chính huyện do Hội đồng các xã bầu ra. Hiến pháp cũng quy định hệ thống tổ chức và quyền hạn của cơ quan tư pháp và những điều quy định về sửa đổi Hiến pháp. Từ đây, quyền làm chủ nước nhà, quyền và nghĩa vụ của công dân, hệ thống chính quyền nhà nước các cấp được thể chế trong Hiến pháp.
cac biện pháp đấu tranh bảo vệ xây dựng chính quyền CM sau CM T8
– Tất cả mọi người dân từ 18 tuổi trở nên được quyền bầu cử những người đại diện tiêu biểu vào các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương( hội đồng nhân dân các cấp: tỉnh, huyện, xã).
– Tăng cường và mở rộng khối đoàn kết toàn dân.
– Nhân dân rất hăng hái, phấn khởi, vui vẻ….
Tính từ 02-9-1945 đến 31-12-1946, riêng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và ban hành 181 sắc lệnh nhằm tổ chức, xây dựng, kiện toàn chính quyền nhà nước về mọi mặt. Một vấn đề không kém phần quan trọng là sau khi chính quyền cách mạng ở các cấp trong cả nước được thành lập, đa số cán bộ, đảng viên tuân thủ đúng chương trình, kế hoạch và sắc lệnh của Nhà nước. Song, có nhiều nơi, nhiều người phạm “những lầm lỗi rất nặng nề” như: trái phép, vô kỷ luật, cậy thế, tham ô, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo, v.v… Để chấn chỉnh những lỗi lầm trên, đồng thời đề cao ý thức phục vụ nhân dân, nâng cao sức chiến đấu, xây dựng chính quyền nhà nước các cấp trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, Hồ Chí Minh với tư cách người đứng đầu Nhà nước Việt Nam mới đã có thư gửi UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng, huấn thị: “Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”(2). Người cũng không ngần ngại tỏ thái độ: “Ai đã phạm những lỗi lầm trên này, thì phải hết sức sửa chữa; nếu không tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung”(3).
Để thiết thực xây dựng, củng cố chính quyền nhà nước, Chính phủ ban hành Sắc lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước để bầu Quốc dân Đại hội và ấn định Hiến pháp của nước Việt Nam mới. Trong hoàn cảnh vô cùng phức tạp, bọn đế quốc, phản động ra sức quấy phá, Chính phủ kiên quyết lãnh đạo, tổ chức cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam mới. Nhân dân cả nước nô nức đi bầu cử. Những đại biểu do Mặt trận Việt Minh giới thiệu đều đạt được sự tín nhiệm tuyệt đối. Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất 98,4%. Nhân dân cả nước đã bầu 333 đại biểu vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam mới. Tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội nhất trí tuyên bố “Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng với Tổ quốc” và trao cho Người quyền thành lập Chính phủ mới. Chính phủ mới – Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được Quốc hội thông qua, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dựa trên những nguyên tắc: “Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo. Bảo đảm các quyền tự do dân chủ. Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”. Hiến Pháp quy định: Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc; ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có HĐND do đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra. HĐND tỉnh, thành phố, thị xã và xã cử ra Ủy ban hành chính. Ở bộ và huyện chỉ có Ủy ban hành chính. Ủy ban hành chính bộ do Hội đồng các tỉnh và thành phố bầu ra. Ủy ban hành chính huyện do Hội đồng các xã bầu ra. Hiến pháp cũng quy định hệ thống tổ chức và quyền hạn của cơ quan tư pháp và những điều quy định về sửa đổi Hiến pháp. Từ đây, quyền làm chủ nước nhà, quyền và nghĩa vụ của công dân, hệ thống chính quyền nhà nước các cấp được thể chế trong Hiến pháp.