nêu các cách đảm bảo nước cho cơ thể hằng ngày
đang cần gấp
0 bình luận về “nêu các cách đảm bảo nước cho cơ thể hằng ngày đang cần gấp”
Đáp án:
Thông thường nhiều người cứ thấy khát mới uống nước. Nhưng sự thực khát chưa phải là dấu hiệu “chuẩn” để làm căn cứ uống nước vì ở người cao tuổi hay một số bệnh, cảm giác khát giảm hay không thấy khát nhưng cơ thể vẫn ở tình trạng thiếu nước. Do đó chúng ta cần uống nước thường xuyên đều đặn mà không nên để khát rồi mới uống. Hoặc tập một thói quen uống nước vào những thời điểm nhất định trong ngày để khỏi quên, khỏi thiếu nước.
Đối với những người khỏe mạnh nên uống nước theo nhu cầu cơ thể. Chú ý rằng khi rất khát, nên uống từ từ từng ngụm một để cho nước có đủ thời gian thấm qua niêm mạc miệng, họng, dạ dày, thành ruột vào mạch máu, cung cấp cho các tế bào, không nên uống một hơi hết luôn cốc nước. Chúng ta cũng cần linh hoạt uống thêm nước trong nhiều trường hợp như: thời tiết khô hanh, nắng nóng mà làm việc ngoài trời, khi bị bệnh có sốt, phụ nữ mang thai, cho con bú cần thêm nước để có nhiều sữa; bệnh nhân tiêu chảy, băng huyết, bệnh tiểu đường; người lao động trong môi trường nóng nực như thợ đúc, thợ rèn, lò luyện kim loại…
Ngược lại nếu uống quá nhiều nước lại có hại như các trường hợp bệnh nhân tim mạch, tăng huyết áp, phù, bệnh thận; không nên uống nhiều nước trước bữa ăn vì nước sẽ làm loãng dịch dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa. Lượng nước đưa vào cơ thể hàng ngày bao gồm nước trong thức ăn như canh, rau, trái cây và các loại nước uống trong ngày. Như vậy việc uống nước đúng, đủ là một yêu cầu cơ bản để giúp bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật, ngăn chặn quá trình lão hóa cơ thể.
Ngay khi thức dậy lúc sáng sớm, khi chưa ăn sáng, bạn nên uống khoảng 300ml nước. Đây là khoảng thời gian cơ thể hấp thu nước một cách dễ dàng nhất, bổ sung lượng nước mất trong đêm và giúp tinh thần bạn sảng khoái hơn.
Trước khi đi ngủ: Bạn nên uống một lượng nước nhỏ thôi, không nên uống nhiều để tránh mất ngủ và làm mắt bị căng mọc, sưng vào sáng hôm sau.
Uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn khoảng 2 – 2,5 giờ. Bởi nếu uống nước khi ăn hoặc sau khi ăn sẽ pha loãng dịch vị tiêu hóa của dạ dày, gây cản trở tiêu hóa.
Trước và sau khi vận động: Bạn nên uống khoảng 200 – 500 ml nước trước và sau khi vận động, đặc biệt là những cuộc vận động tiêu hao nhiều thể lực nhằm bổ sung dự phòng cho lượng nước sẽ bị mất, nên uống chậm và ngụm nhỏ
Cần uống nước thường xuyên để bù đắp cho quá trình bài tiết làm mất nước và đảm bảo sự cân bằng cho chức năng hoạt động của tế bào, điều hòa nhiệt và cải thiện chức năng tim mạch.
2. Lượng nước uống
Tuỳ vào cơ địa của từng người mà lượng nước cần thiết cũng khác nhau. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì mỗi ngày uống 2 lít nước sẽ giúp cơ thể hoạt động và phát triển bình thường.
Với trẻ sơ sinh, lượng chất lỏng ít nhất cần bù là 0,6 lít mỗi ngày, trẻ nhỏ là 1,7 lít. Với người tập luyện thể thao hàng ngày hoặc lao động nặng, lượng nước cần uống có thể tới trên 3 lít vì phải bù đủ số nước cho lượng mồ hôi tiết ra. Tuy nhiên, nên uống thành từng ngụm nhỏ để tránh bị loãng máu, gây mất tập trung.
3. Loại nước
Nước đá: Khi ăn, các bác sĩ khuyên bạn không nên uống nước đá và đồ uống có đá dưới 10°C, vì nó không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, đặc biệt là những người có chức năng tiêu hóa yếu, có thể gây ra sự tích tụ thức ăn, khó chịu ở đường tiêu hóa và các khó chịu khác.
Nước lọc: So với những người uống nước lạnh, thì việc uống nước lọc (ở nhiệt độ phòng) có thể tiêu thụ thêm 80 calo mỗi ngày, tương đương với lượng calo của 1 quả trứng luộc, hai quả cam hoặc nửa bát cháo. Điều này có thể giúp ích dù không nhiều cho những người kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn kiêng và duy trì việc giảm cân.
Nước ấm (từ 40-50°C)có thể thúc đẩy lưu thông máu và giúp tiêu hóa. Ngoài ra, nó có thể làm giảm đau thần kinh như đau nửa đầu và đau bụng kinh, khiến mọi người cảm thấy thoải mái.
Nước nóng trên 65°C, theo Tổ chức Y tế Thế giới và Cơ quan Ung thư Quốc tế, có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Do đó khi uống nước, tốt nhất là nên uống nước ấm, tức là phải đảm bảo không quá nóng cũng không quá lạnh.
4. Cách uống
Không nên chờ đến khi thật khát rồi uống liền mấy ly nước vì đó là một thói quen có hại cho thận. Bởi vì uống nhiều nước một lúc khiến thận bị quá tải, làm suy giảm chức năng của thận, ngoài ra còn gây rối loạn chất điện giải trong máu. Ngoài ra còn gây hại cho hệ tim mạch như làm tăng huyết áp.
Nên chia nhỏ lượng nước khi uống, không nên uống một lượng nước lớn trong một lần, bởi như thế nước sẽ không được hấp thụ tốt mà còn trở thành gánh nặng cho cơ thể bạn.
Nên uống nước khi ngồi. Uống nước khi di chuyển hoặc đang lái xe có nghĩa bạn đang bắt cơ thể làm việc đa nhiệm và cơ thể không thể tập trung hoàn toàn vào việc hấp thụ nước. Vì vậy, hãy ngồi thoải mái, hít một hơi sâu và bắt đầu uống nước chầm chậm như bạn đang thưởng thức một món ăn ngon vậy.
Không nên uống nước nhiều trong khi ăn vì sẽ làm phức tạp thêm quá trình tiêu hóa. Tỷ lệ lý tưởng nhất là 50% dạ dày của bạn được lấp đầy bằng thực phẩm, 25% là nước và 25% còn lại để cho các loại nước của đường tiêu hóa.
Đáp án:
Thông thường nhiều người cứ thấy khát mới uống nước. Nhưng sự thực khát chưa phải là dấu hiệu “chuẩn” để làm căn cứ uống nước vì ở người cao tuổi hay một số bệnh, cảm giác khát giảm hay không thấy khát nhưng cơ thể vẫn ở tình trạng thiếu nước. Do đó chúng ta cần uống nước thường xuyên đều đặn mà không nên để khát rồi mới uống. Hoặc tập một thói quen uống nước vào những thời điểm nhất định trong ngày để khỏi quên, khỏi thiếu nước.
Đối với những người khỏe mạnh nên uống nước theo nhu cầu cơ thể. Chú ý rằng khi rất khát, nên uống từ từ từng ngụm một để cho nước có đủ thời gian thấm qua niêm mạc miệng, họng, dạ dày, thành ruột vào mạch máu, cung cấp cho các tế bào, không nên uống một hơi hết luôn cốc nước. Chúng ta cũng cần linh hoạt uống thêm nước trong nhiều trường hợp như: thời tiết khô hanh, nắng nóng mà làm việc ngoài trời, khi bị bệnh có sốt, phụ nữ mang thai, cho con bú cần thêm nước để có nhiều sữa; bệnh nhân tiêu chảy, băng huyết, bệnh tiểu đường; người lao động trong môi trường nóng nực như thợ đúc, thợ rèn, lò luyện kim loại…
Ngược lại nếu uống quá nhiều nước lại có hại như các trường hợp bệnh nhân tim mạch, tăng huyết áp, phù, bệnh thận; không nên uống nhiều nước trước bữa ăn vì nước sẽ làm loãng dịch dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa. Lượng nước đưa vào cơ thể hàng ngày bao gồm nước trong thức ăn như canh, rau, trái cây và các loại nước uống trong ngày. Như vậy việc uống nước đúng, đủ là một yêu cầu cơ bản để giúp bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật, ngăn chặn quá trình lão hóa cơ thể.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Cần uống nước thường xuyên để bù đắp cho quá trình bài tiết làm mất nước và đảm bảo sự cân bằng cho chức năng hoạt động của tế bào, điều hòa nhiệt và cải thiện chức năng tim mạch.
2. Lượng nước uống
Tuỳ vào cơ địa của từng người mà lượng nước cần thiết cũng khác nhau. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì mỗi ngày uống 2 lít nước sẽ giúp cơ thể hoạt động và phát triển bình thường.
Với trẻ sơ sinh, lượng chất lỏng ít nhất cần bù là 0,6 lít mỗi ngày, trẻ nhỏ là 1,7 lít. Với người tập luyện thể thao hàng ngày hoặc lao động nặng, lượng nước cần uống có thể tới trên 3 lít vì phải bù đủ số nước cho lượng mồ hôi tiết ra. Tuy nhiên, nên uống thành từng ngụm nhỏ để tránh bị loãng máu, gây mất tập trung.
3. Loại nước
Do đó khi uống nước, tốt nhất là nên uống nước ấm, tức là phải đảm bảo không quá nóng cũng không quá lạnh.
4. Cách uống