Nêu các thành tựu văn hóa Ấn ĐỘ phong kiến

Nêu các thành tựu văn hóa Ấn ĐỘ phong kiến

0 bình luận về “Nêu các thành tựu văn hóa Ấn ĐỘ phong kiến”

  1. – chữ Phạn ra đời tư rất sớm

    – là nơi khởi nguồn của Đạo P hật

    -Văn học: Nền văn học Hin – đu với những tác phẩm nổi tiếng như: Ma- ha- bha – ra- ta, Ra- ma- ya- na và Sơ – kun – tơ – la.

    – kiến trúc đò sộ ; với những ngôi chùa được khoét sâu trong hang đá , các đèn dành cho đạo Hin-đu được xây dựng kiến trúc mái vòm và trang trí rất tỉ mỉ kì công

    Bình luận
  2. 1. Chữ viết: Chữ viết đầu tiên của Ấn Độ được sáng tạo từ thời văn hóa Harappa.

    Tại các di chỉ thuộc nền văn minh lưu vực sông Ấn đã phát hiện được hơn 3.000

    con dấu khắc chữ đồ họa. Suốt nửa thế kỷ từ khi phát hiện lần đầu tiên vào năm

    1921, nhiều tác giả của nhiều nước đã nghiên cứu cách đọc loại chữ này nhưng

    chưa thành công. Mãi đến cách đây vài chục năm, một nhà khảo cổ học Ấn Độ là

    tiến sĩ S.R. Rao đã khám phá được sự bí ẩn của loại chữ này.

    Theo ông Rao, đây là một loại chữ dùng hình vẽ để ghi âm, ghi vần. Trong số hơn

    3000 con dấu ấy có 22 dấu cơ bản. Loại chữ này chủ yếu viết từ phải sang trái.

    Những con dấu đã phát hiện được là những con dấu dùng để đóng trên các kiện

    hàng để xác nhận hàng hóa và chỉ rõ xuất xứ của những hàng hóa đó.

    Đến khoảng thế kỷ V TCN, ở Ấn Độ xuất hiện một loại chữ khác gọi là chữ

    Kharosthi. Đây là một loại chữ phỏng theo chữ viết của vùng Lưỡng Hà. Sau đó

    lại xuất hiện chữ Brami, một loại chữ được sử dụng rộng rãi. Các văn bia của

    Axôca đều viết bằng loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, người Ấn Độ lại đặt ra

    chữ Đêvanagari có cách viết đơn giản thuật tiện hơn. Đó là thứ chữ mới để viết

    tiếng Xanxcrit. Đến nay ở Ấn Độ và Nepan vẫn dùng loại chữ này.

    Tham khảo thêm: Tour du lịch Bhutan – Nepal liên tuyến

    Chữ Đêvanagari – chữ viết được người Ấn Độ và Nepal sử dụng đến ngày nay

    2. Nghệ thuật: Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh

    hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ

    một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba

    dòng nghệ thuật: Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo.

    Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta

    ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa,

    các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang

    có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.

    Dãy chùa hang Ajanta

    Các công trình kiến trúc Hinđu giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn Độ và

    được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỉ VII – XI. Những công trình kiến trúc Hồi

    giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII và lăng

    Taj Mahan được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII.

    3. Thiên văn: người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12

    tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận.

    Các nhà thiên văn học Ấn Độ cổ đại đã biết được quả đất và mặt trăng đều hình

    cầu, biết được quỹ đạo của mặt trăng và tính được các kỳ trăng tròn, trăng khuyết.

    Họ còn phân biệt được 5 hành tinh Hỏa, Thủy, Mộc, Kim, Thổ; biết được một số

    chòm sao và sự vận hành của các ngôi sao chính.

    4. Toán học: Người Ấn Độ có một phát minh tưởng rất bình thường nhưng kỳ

    thực là một phát minh vô cùng quan trọng, đó là việc sáng tạo ra 10 chữ số mà

    ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới. Vào thế kỷ VIII, người Arập nhờ dịch

    tác phẩm Sidd hantas mà học tập được chữ số Ấn Độ. Từ Arập, hệ thống chữ số

    này được truyền sang châu Âu, do đó những chữ số này thường bị gọi lầm là chữ

    số Arập. Tư liệu sớm nhất về các chữ số này là các bia đá của Axôca khắc từ thế

    kỷ III TCN. Tuy nhiên đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số 0, nhờ vậy mọi biến

    đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên. Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ

    số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán học. Họ đã tính được căn bậc 2 và căn

    bậc 3, đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác.

    Người Ấn Độ có đóng góp vô cùng lớn trong toán học với việc phát minh ra 10

    chữ số được sử dụng rộng rãi tới ngày hôm nay

    5. Vật lí: Các nhà khoa học kiêm triết học Ấn Độ đã nêu ra thuyết nguyên tử.

    Người sáng lập trường phái triết học Vaisêsica là Canađa cho rằng vạn vật do các

    nguyên tử tạo nên, nhưng vật chất sở dĩ khác nhau là do mỗi loại có một thứ

    nguyên tử khác với loại khác. Còn các nhà triết học đạo Giainơ (Jain) thì cho rằng

    nguyên tử nào cũng như nhau, chỉ có các tổ hợp khác nhau mà thôi.

    Người Ấn Độ cổ đại cũng đã biết được sức hút của quả đất. Sách Siddhantas viết

    vào thế kỷ V TCN đã ghi rằng: ” Quả đất, do trọng lực của nó, hút tất cả mọi vật

    về nó”.

    6. Y học cũng khá phát triển: người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách

    chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ

    để lại hai quyển sách là “Y học toát yếu” và “Luận khảo về trị liệu”. Những thày

    thuốc nổi tiếng trong thời cổ đại là Xusruta (Sushruta), Saraca.

    7. Tôn giáo: Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như đạo Balamôn, đạo Phật,

    đạo Hinđuđạo Jain và đạo Sikh.

    Đạo Balamôn ra đời vào khoảng thế kỉ XV Trước công nguyên, trong hoàn cảnh

    đang có sự bất bình đẳng rất sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự

    hợp lí của tình trạng bất bình đẳng đó. Do vậy, vào lúc này đạo Bàlamôn là một

    tôn giáo không có người sáng lập, không có tổ chức giáo hội chặt chẽ.

    Đạo Sikh – Xích xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XV. Giáo lí của đạo Xích

    có sự kết hợp giáo lí của đạo Hinđu và giáo lí của đạo Islam. Tín đồ đạo Xích tập

    trung rất đông ở bang Punjap và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi đền Vàng ở

    Punjapd.

    Đạo Jain – Kỳ Na cũng xuất hiện vào khoảng thế kỉ VI Trước công nguyên. Đạo

    này chủ trương bất sát sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ hạnh.

    Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I Trước công nguyên do thái tử

    Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Các tín đồ

    Phật giáo lấy năm 544 Trước công nguyên là năm thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho

    là đây là năm Đức Phật nhập niết bàn.

    Vào khoảng thế kỷ VIII, IX đạo Bàlamôn đã bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về

    đối tượng sùng bái, về kinh điển, về nghi thức tế lễ… từ đó, đạo Balamôn được gọi

    là đạo Hinđu. Đối tượng sùng bái chủ yếu của đạo Hinđu vẫn là ba thần Brama,

    Siva và Visnu. Thần Brama được thể hiện bằng một hình tượng có 4 đầu để chứng

    tỏ thần có thể nhìn thấu mọi nơi.

    Bình luận

Viết một bình luận