Nêu các ý sau của phong trào giải phóng Ấn Độ: -Lãnh đạo(Dẫn chứng:cuộc khởi nghĩa Xi bay là ai lãnh đạo,…) -Lực lượng -Hình thức(Chính trị:dẫn chứn

Nêu các ý sau của phong trào giải phóng Ấn Độ:
-Lãnh đạo(Dẫn chứng:cuộc khởi nghĩa Xi bay là ai lãnh đạo,…)
-Lực lượng
-Hình thức(Chính trị:dẫn chứng,Biểu tình:dẫn chứng,Vũ trang:dẫn chứng)
Quy mô:(thời gian,địa điểm của từng phong trào)
-Ý nghĩa:…..
Làm chi tiết hộ mình nhé,mình cần gấp.Cảm ơn

0 bình luận về “Nêu các ý sau của phong trào giải phóng Ấn Độ: -Lãnh đạo(Dẫn chứng:cuộc khởi nghĩa Xi bay là ai lãnh đạo,…) -Lực lượng -Hình thức(Chính trị:dẫn chứn”

  1. Phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ:

    – Lãnh đạo:

    + Thế kỉ XVIII – cuối thế kỉ XIX: phong trào diễn ra tự phát, chưa có sự lãnh đạo thống nhất.

    Khởi nghĩa Xi-pay diễn ra do: binh lính Xi-pay bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam những người lính có tư tưởng chống đối. Ngày 10 – 5 – 1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh. Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân, nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ. Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm (1857 – 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu. => Chưa có sự lãnh đạo thống nhất.

    + Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX: phong trào đấu tranh đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.

    – Lực lượng: đông đảo quần chúng nhân dân: nông dân, công nhân, binh lính,….

    – Hình thức: 

    + Khởi nghĩa vũ trang: khởi nghĩa Xi-pay.

    + Biểu tình: chống chính sách chia đôi xứ Ben-gan.

    + Bãi công chính trị: của công nhân Bom-bay.

    – Quy mô: rộng lớn.

    – Ý nghĩa: 

    + Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.

    + Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.

    Bình luận

Viết một bình luận