Nêu cách phân biệt nhóm phân bón hòa tan và ít hòa tan Loại phân nào phù hợp với bón lót và bón thúc

Nêu cách phân biệt nhóm phân bón hòa tan và ít hòa tan
Loại phân nào phù hợp với bón lót và bón thúc

0 bình luận về “Nêu cách phân biệt nhóm phân bón hòa tan và ít hòa tan Loại phân nào phù hợp với bón lót và bón thúc”

  1. Cách phân biệt nhóm phân bón hòa tan và ít hòa tan:

    – B1: Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm

    – B2: Cho 10 đến 15 ml nước sạch vào ống nghiệm, lắc mạnh trong 1 phút

    – B3: Để lắng 1 đến 2 phút rồi quan sát trong ống nghiệm.

    + Nếu hòa tan là phân đạm (N) và phân kali (K)

    Lấy 1 cục than đã nung nóng rồi rắc 1 ít phân bón khô lên cục than đã nung nóng

          Nếu có mùi khai là phân đạm (N)

          Nếu không có mìu khai là phân kali(K)

    + Nếu ít hoặc không hòa tan là phân lân (P)và vôi

         Nếu phân màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng xám như xi măng là phân lân (P)

         Nếu phân bón màu trắng, dạng bột là vôi

    Phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp dùng để bón thúc

    Phân lân, phân hữu cơ(phân chuồng, phân xanh, phân rác,…) dùng để bón lót

    HỌC TỐT

    Bình luận
  2. Loại phân hòa tan là phân đạm (N); phân kali (K)

    -Có màu trắng là phân đạm (N)

    -Có màu đỏ cam là phân kali (K)

    Lấy một ít phân bón bỏ lên cục than đã nung nóng.Nếu:

    -Không có mùi là phân kali (K)

    -Có mùi khai (mùi của amoniac) là phân đạm (N)

    Loại phân ít hòa tan hoặc không hòa tan là phân lân (P), vôi.

    -Có màu xám xi măng (màu nâu hoặc màu nâu sẫm) là phân lân (P)

    -Có màu trắng đục hoặc dạng bột là vôi

    phân dùng bón lót : phân hưu cơ, phân lân

    phân dùng bón thúc : phân đạm, phân kali, phân tổng hợp

    Bình luận

Viết một bình luận