Nêu cách phòng chống gián đoạn hô hấp sinh học 8 bài 23 thực hành hô hấp nhân tạo

Nêu cách phòng chống gián đoạn hô hấp sinh học 8 bài 23 thực hành hô hấp nhân tạo

0 bình luận về “Nêu cách phòng chống gián đoạn hô hấp sinh học 8 bài 23 thực hành hô hấp nhân tạo”

  1. Giải thích các bước giải:

    Cách hô hấp nhân tạo chống gián đoạn hô hấp như sau:

    Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng, lấy dị vật trong miệng nạn nhân nếu có.

    Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục hai hơi đối với người lớn, một hơi với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp.

    Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 – 30 lần.

    Bình luận
  2. Đáp án:

    1. Khi nào tiến hành hồi sinh tim phổi:
    –  Gọi không thấy đáp ứng.
    –  Nghe, nhìn không thấy thở.
    –  Không có mạch.
    2. Gọi người hỗ trợ
    –  Ngoài bệnh viện gọi vận chuyển cấp cứu 115
    –  Trong bệnh viện: gọi bác sỹ, y tá trực.
     
     
    3. Cấp cứu ban đầu: ABC
              A (Airway control):        khai thông đường thở,
              B (Breathing support): hô hấp nhân tạo
              C (Circulation support): hỗ trợ tuần hoàn
    A – Airway: Kiểm soát đường thở
    – Đánh giá lưu thông: quan sát, thổi, dùng tay, …
    – Làm thông nếu có tắc: nâng cằm, kéo lưỡi; móc hút bỏ dị vật (kể cả răng giả). Lau khô đờm dãi và các chất tiết họng miệng, làm nghiệm pháp Hemlich
    – Đặt đường thở nhân tạo: canul, Mask: thanh quản? Mặt? NKQ: mũi hay miệng? Kim luồn màng giáp nhẫn…
    – Đặt bệnh nhân nằm trên nền phẳng, cứng, ưỡn cổ (đẩy trán, kéo cằm). Khi nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ thì chỉ nâng hàm dưới.
    B – Breathing: Thông khí cơ học – nhân tạo (hô hấp nhân tạo)
    – Thực hiện qua:
    + Miệng – miệng hay miệng – mũi: trực tiếp hay gián tiếp (hai lần liên tiếp, mỗi lần thổi vào trong 2 giây). Nếu thấy lồng ngực không nhô lên khi thổi vào, thổi nặng, phải xem lại tư thế đầu của bệnh nhân, có tụt lưỡi không. Nếu không cải thiện, làm nghiệm pháp Heimlich để loại bỏ dị vật đường thở.
    + Bóng – Mask: hiệu qủa khá tốt, kỹ thuật đơn giản.
    + Bóng – NKQ.
    + Máy thở – NKQ.
    – Cố gắng tăng nồng độ Oxy trong khí thổi vào BN (tốt nhất FiO = 100 % với bóng giúp thở có túi dự trữ).
    – Tần số 8 – 10 lần/phút, tránh tăng thông khí quá mức.
    – Phối hợp với ép tim nếu chưa đặt được NKQ.
    C – Circulation: Tuần hoàn nhân tạo
    – Ép tim ngoài lồng ngực:
    + Biên độ: 3,8 – 5 cm.
    + Phối hợp 30/2 với TKCH (thổi, bóp bóng: chưa có NKQ).
    + Tần số: 100 lần /phút nếu đã có NKQ, hạn chế tối đa việc gián đoạn ép tim.
    + Tránh thao tác chưa chuẩn: bàn tay, khớp khuỷu…
    – Bắt mạch cảnh trong 10 giây, nếu không thấy có mạch đập, tiến hành ép tim ngoài lồng ngực. Ban đầu dùng nắm tay đấm lên vùng tim 5 lần, sau đó cứ 30 lần ép tim liên tiếp lại thổi ngạt 2 lần (cho cả tình huống có 2 người cấp cứu trở lên). Vị trí ép 1/2 dưới xương ức, mỗi lần ép xuống khoảng 4 – 5 cm, hoặc bắt thấy mạch cảnh đập theo nhịp ép, tần số 80-100 lần/phút. (Người cứu: quỳ bên phải bệnh nhân, 2 tay dang thẳng, đặt cùi bàn tay trái ở dưới rồi đặt cùi bàn tay phải trên bàn tay trái)
    – Sau khoảng 1 phút cấp cứu, kiểm tra mạch cảnh trong 5 giây, nếu thấy có đập, dừng ép tim, đánh giá hô hấp, nếu bệnh nhân tự thở trở lại dừng thổi ngạt, theo dõi sát trên đường chuyển đến bệnh viện. Các trường hợp khác tiếp tục cấp cứu, đánh giá lại 3 – 5 phút/lần.
    – Cầm máu nếu bệnh nhân có vết thương mạch máu gây mất máu cấp.

     

    Bình luận

Viết một bình luận