nêu cảm nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí trong bài thơ đồng chí
0 bình luận về “nêu cảm nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí trong bài thơ đồng chí”
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết :
“Nếu được chọn làm hạt giống được mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vinh gì hơn bằng người lính đi đầu
Trong đêm tối tên ta là ngọn lửa “
Ngược dòng thời gian trở lại những năm tháng đau thương mà nỗi anh dũng của dân tộc , chúng ta đã gặp biết bao những tấm gương cao đẹp của người lính Cụ Hồ đã ghóp phần tô thắm cho trang sử hào hùng của đất nước . Những con người đẹp hơn mọi bài ca ấy đã trở thành thi đề cho thơ ca cách mạng Việt Nam . Một trong những bài thơ viết về chủ đề này là bài thơ “ Đồng chí “ của Chính Hữu . Bài thơ đã tái hiện một cách chân thực mà giản dị , cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất nhiều khó khăn , thiếu thốn . Mà người đọc ấn tượng nhất về vẻ đẹp cơ sở của tình đồng chí , mà đoạn thơ đầu đã thể hiện điều đó
“ Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng , đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí “
Chính Hữu viết bài thơ “ Đồng chí “ vào năm 1948 , sau chiến dịch Việt Bắc của quan và dân ta đánh thắng cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp cuối năm 1947 lên khu căn cứ địa Việt Bắc . Nhà thơ Chính Hữu lúc đó là chính chị viên đại hội thuộc Trung đoàn Thủ đô , cùng đơn vị của mình tham gia chiến đấu suốt chiến dịch . Bài thơ đi từ cơ sở hình thành tình đồng chí trong chiến đấu và kết đọng lại thành bức tranh đẹp về biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí trong nhiệm vụ chiến đấu chống kẻ thù chung của dân tộc Khổ thơ đầu bài thơ , Chính Hữu đã giới thiệu cơ sở hình thành tình đồng chí , hay chính là vẻ đẹp mộc mạc mà nghĩa tình của những người nông dân mặc áo lính .
Trước hết , ta hiểu tình đồng chí là hội tụ hòa quyện của những tình cảm cao đẹp như : tình giai cấp , tình đồng đội , tình người . Càng đẹp hơn nữa khi những người lính biết sẻ chia khó khăn , gian khổ , thiếu thốn trong cuộc kháng chiến của dân tộc vì độc lập tự do của đất nước .
Vẻ đẹp của đoạn thơ trên , trước hết nhà thơ Chính Hữu đã khéo léo lí giải cơ sở hình thành của tình đồng chí của những người lính . Đó là sự tương đồng về nguồn gốc , cảnh ngộ , cùng chung hoàn cảnh xuất thân
“ Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá “
Giọng thơ thủ thỉ tâm tình như lời kể chuyện , tâm sự của hai người đồng đội nhớ lại kỉ niệm về những ngày đầu tiên gặp gỡ . Hình ảnh hoán dụ , thành ngữ “ nước mặn đồng chua “ gợi đến vùng đồng bằng chiêm chũng , vùng đất bị nhiễm mặn ở ven biển , vùng đất có độ chua cao , luôn bị lũ lụt , đời sống cơ cực gieo leo . Cùng hình ảnh “ đất cày lên sỏi đá “ gợi đến vùng đồi núi chung du đầy sỏi đá cằn cỗi , bạc màu , đó là những vùng đất xấu , khó trồng trọt , khó canh tác . Là những người “ xa lạ “ lần đầu gặp mặt , lời tâm sự về quê hương đã là lời mở đầu cho câu chuyện làm quen của những người lính . Thật giản dị bởi trong trái tim người lính là hình ảnh làng quê thân thuộc , gắn bó “ quê hương anh / làng tôi “ . Nhà thơ sử dụng nghệ thuật tiểu đối , kết cấu song hành tạo sự hài hòa cân xứng để diễn tả tâm sự của những người lính . Họ đều có chung sự tương đồng về cảnh ngộ nghèo khó . Là người con của những làng quê nghèo lam lũ vất vả với cày cấy ruộng đồng . Điều đó đã trở thành niềm đồng cảm về giai cấp , là cơ sở thiêng liêng của tình đồng chí , đồng đội – một vẻ đẹp giản dị , mộc mạc , chân tình của những người nông dân mặc áo vải lam lũ từ mọi miền tổ quốc giúp họ sát cánh bên nhau chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước . Như vậy họ gặp nhau ở cái tình yêu nước lớn lao
Hai câu thơ tiếp theo , người đọc cảm nhận được người lính không chỉ chung nhau về hoàn cảnh xuất thân mà họ còn chung nhau mục đích , chung lý tưởng chiến đấu , cùng sát cánh bênn nhau bởi trước ngày nhập ngũ họ là những người xa lạ
“ Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn bên nhau “
Những câu thơ mộc mạc , tự nhiên mặn mà như một lời tham hỏi , họ hiểu nhau , thương nhau , tri kỉ với nhau bằng tình thân ái của những người nghèo , những người lao động . Nhưng “ tự phương trời “ họ về đây không phải vì cái nghèo xô đẩy mà về đây đứng trong cùng một đội ngũ là sự đồng cảnh . Họ có lí tưởng chung , mục đích chiến đấu cao cả : chiến đấu để bảo vệ tổ quốc . Hình ảnh “ Anh / tôi “ riêng biệt đã xóa nhòa , mà trở thành đôi thật gắn bó chặt chẽ với nhau không thể tách rời . Hình ảnh sóng đôi đã thể hiện sự gắn bó tương đồng của họ trong nhiệm vụ và lí tưởng chiến đấu .
Vẻ đẹp của những người lính , của tình đồng chí , đồng đội không chung mục đích , chung lí tưởng , cùng sát cánh bên nhau mà họ còn tương đồng , chung nhau về hoàn cảnh chiến đấu , đồng cam cộng khổ cùng chia sẻ mọi gian nan thiếu thốn của cuộc đời người lính :
“ Súng bên súng , đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ “
Hai hình ảnh thơ sóng đôi “ súng bên súng , đầu sát bên đầu “ sử dụng nghệ thuật tiểu đối , điệp từ làm nổi bật hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt nhưng những người lính vẫn sát cánh bên nhau , điều đó đã thể hiện trong nhiệm vụ và lí tưởng chiến đấu , cùng nhau đối diện với hiểm nguy . “ Súng bên súng “ là câu nói hàm súc , giàu hình tượng , đó là những con người cùng chung lí tưởng chiến đấu . Từ những con người xa lạ chẳng hề quen biết , vì tình yêu tổ quốc họ đã đứng trong một đội ngũ , cùng nhau thực hiên mục đích lí tưởng cao đẹp . Họ cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước , quê hương , giữ gìn nền độc lập tự do , sự sống của dân tộc / Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh . Hình ảnh “ đầu sát bên đầu “ lại diễn tả sự đồng ý , đồng tâm , đồng lòng của hai con người đó . “ Súng , đầu “ là hai hình ảnh đẹp vừa mang ý nghĩa tả thực lại mang ý nghĩa biểu tượng , hình ảnh hoán dụ “ súng , đầu “ được tác giả đặt gần nhau , khẳng định sự thống nhất trong lí trí và tình cảm của người chiến sĩ . “ Súng “ biểu tượng cho chiến tranh , cho nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc . “ Đầu “ biểu tượng cho lí chí , chí hướng , lí tưởng cao đẹp và tình cảm của người chiến sĩ . Mặt khác điệp từ “ súng đầu được nhắc lại hai lần tạo âm hưởng chắc khỏe , nhắn mạnh tình cảm gắn bó trong chiến đấu của những người đồng chí kết hợp với các từ “ bên , sát “ dường như đã kéo gần khoảng cách từ những người xa lạ trở thành những người gắn bó keo sơn trong tình đồng đội .
Bên cạnh đó , tình đồng chí được nảy nở bền chắc trong sự gắn bó , sẻ chia những gian lao khó khăn thiếu thốn của cuộc chiến . Đó mối tình tri kỉ của những người bạn trí cốt mà tác giả ghi lại bằng những hình thơ cụ thể giản dị mà đầy xúc động biết bao : “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ “ . Hình ảnh thể hiện sự gần gũi , sẻ chia những khó khăn trong đời lính . Cái thân tình ấm áp không gì hơn là hình ảnh đắp chung chăn bởi lẽ đêm Việt Bắc lại quá rét , chăn quá nhỏ , loay hoay mãi không đủ ấm , đắp được bên này thì hở bên kia . Nhưng chính trong cái khó khăn , thiếu thốn ấy từ những người xa lạ họ đã trở thành tri kỉ , trở thành những người bạn tâm giao , gắn bó . Họ hiểu nhau và chia sẻ với nhau sự thiếu thốn vật chất trong những ngày đầu kháng chiến . Dường như sự nghiệp giải phóng dân tộc đã xóa nhòa đi mọi khoảng cách xa lạ về không gian nơi sinh sống của mỗi người . Đến khi đắp chung chăn trong đêm giá rét thì họ đã thực sự là anh em một nhà . Như thế , tình đồng chí đã bắt nguồn từ cơ sở của tình tri kỉ , từ những cái chung giữa anh và tôi . Trong đoạn thơ , những chữ “ anh , tôi “ đan cài , đối xứng thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn , khăng khít giữa những người chiến sĩ vì vậy mà “ đôi người xa lạ “ họ trở thành “ đôi tri kỉ “ . Tri kỉ là hiểu bạn như hiểu mình , sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi đắng cay , nhưng có lẽ cái hay của nhà thơ đã biết đem đến “ đêm rét chung chăn “ vào bài thơ sưởi ấm mối tình tri kỉ của những người đồng đội .
“ Đồng đội ta
Là hớp nước uống chung
Là nắm cơm bẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng , một chiều mưa
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà
Chia nhau chỗ đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời chia nhau cái chết “
< Giá từng thước đất – Chính Hữu >
Có thể nói từ tình giai cấp , tình đồng đội , tình bạn bè tri kỉ , họ đã trở thành đồng chí của nhau . Từ “ đồng chí “ đã đặt thành cả một dòng thơ ngắn gọn , giản dị , chỉ có hai tiếng ngắn gọn mà ngân vang như một lời nói thiết tha , chân thành khẳng định giá trị chân thực của tình đồng chí . Đồng thời như một bản lề khép lại cơ sở của tình đồng chí mở ra biểu hiện của tình đồng chí ở những câu thơ tiếp theo .
Đồng chí là cùng chung chí hướng , cùng chung mục đích nhưng trong tình cảnh này , cái lõi bên trong là tình tri kỉ lại được thử thách tôi luyện trong tình giai cấp thì mới thực sự là vững bền . Đến đây , không còn anh cũng chẳng còn tôi , họ trở thành một khối đoàn kết thống nhất . Như vậy cùng chung hoàn hoàn cảnh xuất thân , chung gắn bó , chung lí tưởng , chung mục đích và trở thành tri kỉ và nhất là khi họ gọi nhau bằng hai tiếng “ đồng chí “ thì họ không chỉ là những người dân lam lũ mà đã trở thành anh em trong một chiến hào , trong một cộng đồng vì đất nước quên thân . Phải chăng họ đã tạo nên sự hồi sinh cho quê hương , dân tộc này . Câu thơ kết tinh cảm xúc , lãng mạn tình cảm rất đỗi thiêng liêng . Nếu cả bài thơ là một cơ thể sống thì thì hai tiếng “đồng chí” như một trái tim hồng nuôi sống cả bài thơ . Vì thế đồng chí khẳng định sự thiêng liêng cao đẹp của tình cảm : tình người , tình bạn , tình đồng chí , đồng đội . Nó có sức vang vọng và ngân nga mãi trong lòng bạn đọc .
Để khắc họa lên cơ sở của tình đồng chí cao đẹp của những người lính cách mạng trong bài thơ trên , nhà thơ Chính Hữu đã thể hiện thành công bằng những nét nghệ thuật độc đáo : với thể thơ tự do , những câu thơ đối nhau , hình ảnh thơ sóng đôi , ngôn ngữ cô đọng , giản dị , chắt lọc tinh tế lắng đọng , nhiều chi tiết hình ảnh bình dị , chân thực , giàu sức gợi , mang ý nghĩa biểu tượng : “ nước mặn đồng chua , đất cày lên sỏi đá , súng , đầu “ cùng giọng thơ thủ thỉ , tình cảm , đặc biệt sử dụng những thành ngữ dân gian và những biện pháp tu từ đặc sắc như : “ ẩn dụ , hoán dụ , điệp từ … “ tất cả đã góp phần tô đậm vẻ đẹp của những người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc . Đó là vẻ đẹp cơ sở của tình đồng chí mộc mạc , keo sơn . Có thể nói , cùng với các tác phẩm khác viết về người lính cách mạng như : Đèo Cả – Hữu Loan , Tây Tiến – Quang Dũng … ; Đồng chí giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc sức bền lâu của tình đồng chí trong dòng chảy của cảm xúc không phai mờ mà cháy suốt mấy chục năm qua.
Đoạn thơ trên nói riêng và bài thơ Đồng Chí nói chung đã khắc họa thành công người lính với bao vẻ đẹp . Đó là mối tình đồng chí , đồng đội keo sơn gắn bó , gian khổ nhưng nổi bật ở họ là niềm lạc quan và yêu thương của các anh làm lòng người nhớ mãi . Tình đồng chí ấy sẽ sống mãi với quê hương với tổ quốc , với thê hệ hôm nay ngày mai và mãi mai sau . Cảm ơn nhà thơ Chính Hữu đã mang đến cho bao thế hệ bạn đọc cảm nhận sâu sắc một tình cảm thiêng liêng cao quý – tình đồng chí đồng đội . Với bài thơ , Chính Hữu đã góp phần khắc họa thành công một tượng đài chiến sĩ tráng lệ cao cả và thiêng liêng . Chúng ta mãi ngợi ca và trân trọng
Câu thơ hai tiếng vang lên như một sự phát hiện lớn, lời khẳng định như bản lề gắn kết đoạn một với đoạn hai. “Đồng chí” cát lên thật thân thương làm sao. Câu thơ hai tiếng vang lên là sự lí giải mà cũng là sự phát hiện của nhà thơ về cội nguồn hình thành nên tình bạn tri kỉ, tình đồng chí, đồng đội giữa những anh bộ đội thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(nước Pháp). Đồng chí vừa là à nhan đề, chủ đề bài thơ; khép lại ý thơ đoạn 1 mở ra ý thơ đoạn tiếp theo ,vừa là tiếng gọi tha thiết cất lên từ trái tim những người cùng đánh giặc giữ nước. Câu thơ mộc mạc, giản dị đầy xúc cảm: Ca ngợi tình cảm cách mạng mới mẻ, thiêng liêng tình cảm – tình đồng chí.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết :
“Nếu được chọn làm hạt giống được mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vinh gì hơn bằng người lính đi đầu
Trong đêm tối tên ta là ngọn lửa “
Ngược dòng thời gian trở lại những năm tháng đau thương mà nỗi anh dũng của dân tộc , chúng ta đã gặp biết bao những tấm gương cao đẹp của người lính Cụ Hồ đã ghóp phần tô thắm cho trang sử hào hùng của đất nước . Những con người đẹp hơn mọi bài ca ấy đã trở thành thi đề cho thơ ca cách mạng Việt Nam . Một trong những bài thơ viết về chủ đề này là bài thơ “ Đồng chí “ của Chính Hữu . Bài thơ đã tái hiện một cách chân thực mà giản dị , cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất nhiều khó khăn , thiếu thốn . Mà người đọc ấn tượng nhất về vẻ đẹp cơ sở của tình đồng chí , mà đoạn thơ đầu đã thể hiện điều đó
“ Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng , đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí “
Chính Hữu viết bài thơ “ Đồng chí “ vào năm 1948 , sau chiến dịch Việt Bắc của quan và dân ta đánh thắng cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp cuối năm 1947 lên khu căn cứ địa Việt Bắc . Nhà thơ Chính Hữu lúc đó là chính chị viên đại hội thuộc Trung đoàn Thủ đô , cùng đơn vị của mình tham gia chiến đấu suốt chiến dịch . Bài thơ đi từ cơ sở hình thành tình đồng chí trong chiến đấu và kết đọng lại thành bức tranh đẹp về biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí trong nhiệm vụ chiến đấu chống kẻ thù chung của dân tộc Khổ thơ đầu bài thơ , Chính Hữu đã giới thiệu cơ sở hình thành tình đồng chí , hay chính là vẻ đẹp mộc mạc mà nghĩa tình của những người nông dân mặc áo lính .
Trước hết , ta hiểu tình đồng chí là hội tụ hòa quyện của những tình cảm cao đẹp như : tình giai cấp , tình đồng đội , tình người . Càng đẹp hơn nữa khi những người lính biết sẻ chia khó khăn , gian khổ , thiếu thốn trong cuộc kháng chiến của dân tộc vì độc lập tự do của đất nước .
Vẻ đẹp của đoạn thơ trên , trước hết nhà thơ Chính Hữu đã khéo léo lí giải cơ sở hình thành của tình đồng chí của những người lính . Đó là sự tương đồng về nguồn gốc , cảnh ngộ , cùng chung hoàn cảnh xuất thân
“ Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá “
Giọng thơ thủ thỉ tâm tình như lời kể chuyện , tâm sự của hai người đồng đội nhớ lại kỉ niệm về những ngày đầu tiên gặp gỡ . Hình ảnh hoán dụ , thành ngữ “ nước mặn đồng chua “ gợi đến vùng đồng bằng chiêm chũng , vùng đất bị nhiễm mặn ở ven biển , vùng đất có độ chua cao , luôn bị lũ lụt , đời sống cơ cực gieo leo . Cùng hình ảnh “ đất cày lên sỏi đá “ gợi đến vùng đồi núi chung du đầy sỏi đá cằn cỗi , bạc màu , đó là những vùng đất xấu , khó trồng trọt , khó canh tác . Là những người “ xa lạ “ lần đầu gặp mặt , lời tâm sự về quê hương đã là lời mở đầu cho câu chuyện làm quen của những người lính . Thật giản dị bởi trong trái tim người lính là hình ảnh làng quê thân thuộc , gắn bó “ quê hương anh / làng tôi “ . Nhà thơ sử dụng nghệ thuật tiểu đối , kết cấu song hành tạo sự hài hòa cân xứng để diễn tả tâm sự của những người lính . Họ đều có chung sự tương đồng về cảnh ngộ nghèo khó . Là người con của những làng quê nghèo lam lũ vất vả với cày cấy ruộng đồng . Điều đó đã trở thành niềm đồng cảm về giai cấp , là cơ sở thiêng liêng của tình đồng chí , đồng đội – một vẻ đẹp giản dị , mộc mạc , chân tình của những người nông dân mặc áo vải lam lũ từ mọi miền tổ quốc giúp họ sát cánh bên nhau chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước . Như vậy họ gặp nhau ở cái tình yêu nước lớn lao
Hai câu thơ tiếp theo , người đọc cảm nhận được người lính không chỉ chung nhau về hoàn cảnh xuất thân mà họ còn chung nhau mục đích , chung lý tưởng chiến đấu , cùng sát cánh bênn nhau bởi trước ngày nhập ngũ họ là những người xa lạ
“ Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn bên nhau “
Những câu thơ mộc mạc , tự nhiên mặn mà như một lời tham hỏi , họ hiểu nhau , thương nhau , tri kỉ với nhau bằng tình thân ái của những người nghèo , những người lao động . Nhưng “ tự phương trời “ họ về đây không phải vì cái nghèo xô đẩy mà về đây đứng trong cùng một đội ngũ là sự đồng cảnh . Họ có lí tưởng chung , mục đích chiến đấu cao cả : chiến đấu để bảo vệ tổ quốc . Hình ảnh “ Anh / tôi “ riêng biệt đã xóa nhòa , mà trở thành đôi thật gắn bó chặt chẽ với nhau không thể tách rời . Hình ảnh sóng đôi đã thể hiện sự gắn bó tương đồng của họ trong nhiệm vụ và lí tưởng chiến đấu .
Vẻ đẹp của những người lính , của tình đồng chí , đồng đội không chung mục đích , chung lí tưởng , cùng sát cánh bên nhau mà họ còn tương đồng , chung nhau về hoàn cảnh chiến đấu , đồng cam cộng khổ cùng chia sẻ mọi gian nan thiếu thốn của cuộc đời người lính :
“ Súng bên súng , đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ “
Hai hình ảnh thơ sóng đôi “ súng bên súng , đầu sát bên đầu “ sử dụng nghệ thuật tiểu đối , điệp từ làm nổi bật hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt nhưng những người lính vẫn sát cánh bên nhau , điều đó đã thể hiện trong nhiệm vụ và lí tưởng chiến đấu , cùng nhau đối diện với hiểm nguy . “ Súng bên súng “ là câu nói hàm súc , giàu hình tượng , đó là những con người cùng chung lí tưởng chiến đấu . Từ những con người xa lạ chẳng hề quen biết , vì tình yêu tổ quốc họ đã đứng trong một đội ngũ , cùng nhau thực hiên mục đích lí tưởng cao đẹp . Họ cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước , quê hương , giữ gìn nền độc lập tự do , sự sống của dân tộc / Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh . Hình ảnh “ đầu sát bên đầu “ lại diễn tả sự đồng ý , đồng tâm , đồng lòng của hai con người đó . “ Súng , đầu “ là hai hình ảnh đẹp vừa mang ý nghĩa tả thực lại mang ý nghĩa biểu tượng , hình ảnh hoán dụ “ súng , đầu “ được tác giả đặt gần nhau , khẳng định sự thống nhất trong lí trí và tình cảm của người chiến sĩ . “ Súng “ biểu tượng cho chiến tranh , cho nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc . “ Đầu “ biểu tượng cho lí chí , chí hướng , lí tưởng cao đẹp và tình cảm của người chiến sĩ . Mặt khác điệp từ “ súng đầu được nhắc lại hai lần tạo âm hưởng chắc khỏe , nhắn mạnh tình cảm gắn bó trong chiến đấu của những người đồng chí kết hợp với các từ “ bên , sát “ dường như đã kéo gần khoảng cách từ những người xa lạ trở thành những người gắn bó keo sơn trong tình đồng đội .
Bên cạnh đó , tình đồng chí được nảy nở bền chắc trong sự gắn bó , sẻ chia những gian lao khó khăn thiếu thốn của cuộc chiến . Đó mối tình tri kỉ của những người bạn trí cốt mà tác giả ghi lại bằng những hình thơ cụ thể giản dị mà đầy xúc động biết bao : “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ “ . Hình ảnh thể hiện sự gần gũi , sẻ chia những khó khăn trong đời lính . Cái thân tình ấm áp không gì hơn là hình ảnh đắp chung chăn bởi lẽ đêm Việt Bắc lại quá rét , chăn quá nhỏ , loay hoay mãi không đủ ấm , đắp được bên này thì hở bên kia . Nhưng chính trong cái khó khăn , thiếu thốn ấy từ những người xa lạ họ đã trở thành tri kỉ , trở thành những người bạn tâm giao , gắn bó . Họ hiểu nhau và chia sẻ với nhau sự thiếu thốn vật chất trong những ngày đầu kháng chiến . Dường như sự nghiệp giải phóng dân tộc đã xóa nhòa đi mọi khoảng cách xa lạ về không gian nơi sinh sống của mỗi người . Đến khi đắp chung chăn trong đêm giá rét thì họ đã thực sự là anh em một nhà . Như thế , tình đồng chí đã bắt nguồn từ cơ sở của tình tri kỉ , từ những cái chung giữa anh và tôi . Trong đoạn thơ , những chữ “ anh , tôi “ đan cài , đối xứng thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn , khăng khít giữa những người chiến sĩ vì vậy mà “ đôi người xa lạ “ họ trở thành “ đôi tri kỉ “ . Tri kỉ là hiểu bạn như hiểu mình , sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi đắng cay , nhưng có lẽ cái hay của nhà thơ đã biết đem đến “ đêm rét chung chăn “ vào bài thơ sưởi ấm mối tình tri kỉ của những người đồng đội .
“ Đồng đội ta
Là hớp nước uống chung
Là nắm cơm bẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng , một chiều mưa
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà
Chia nhau chỗ đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời chia nhau cái chết “
< Giá từng thước đất – Chính Hữu >
Có thể nói từ tình giai cấp , tình đồng đội , tình bạn bè tri kỉ , họ đã trở thành đồng chí của nhau . Từ “ đồng chí “ đã đặt thành cả một dòng thơ ngắn gọn , giản dị , chỉ có hai tiếng ngắn gọn mà ngân vang như một lời nói thiết tha , chân thành khẳng định giá trị chân thực của tình đồng chí . Đồng thời như một bản lề khép lại cơ sở của tình đồng chí mở ra biểu hiện của tình đồng chí ở những câu thơ tiếp theo .
Đồng chí là cùng chung chí hướng , cùng chung mục đích nhưng trong tình cảnh này , cái lõi bên trong là tình tri kỉ lại được thử thách tôi luyện trong tình giai cấp thì mới thực sự là vững bền . Đến đây , không còn anh cũng chẳng còn tôi , họ trở thành một khối đoàn kết thống nhất . Như vậy cùng chung hoàn hoàn cảnh xuất thân , chung gắn bó , chung lí tưởng , chung mục đích và trở thành tri kỉ và nhất là khi họ gọi nhau bằng hai tiếng “ đồng chí “ thì họ không chỉ là những người dân lam lũ mà đã trở thành anh em trong một chiến hào , trong một cộng đồng vì đất nước quên thân . Phải chăng họ đã tạo nên sự hồi sinh cho quê hương , dân tộc này . Câu thơ kết tinh cảm xúc , lãng mạn tình cảm rất đỗi thiêng liêng . Nếu cả bài thơ là một cơ thể sống thì thì hai tiếng “đồng chí” như một trái tim hồng nuôi sống cả bài thơ . Vì thế đồng chí khẳng định sự thiêng liêng cao đẹp của tình cảm : tình người , tình bạn , tình đồng chí , đồng đội . Nó có sức vang vọng và ngân nga mãi trong lòng bạn đọc .
Để khắc họa lên cơ sở của tình đồng chí cao đẹp của những người lính cách mạng trong bài thơ trên , nhà thơ Chính Hữu đã thể hiện thành công bằng những nét nghệ thuật độc đáo : với thể thơ tự do , những câu thơ đối nhau , hình ảnh thơ sóng đôi , ngôn ngữ cô đọng , giản dị , chắt lọc tinh tế lắng đọng , nhiều chi tiết hình ảnh bình dị , chân thực , giàu sức gợi , mang ý nghĩa biểu tượng : “ nước mặn đồng chua , đất cày lên sỏi đá , súng , đầu “ cùng giọng thơ thủ thỉ , tình cảm , đặc biệt sử dụng những thành ngữ dân gian và những biện pháp tu từ đặc sắc như : “ ẩn dụ , hoán dụ , điệp từ … “ tất cả đã góp phần tô đậm vẻ đẹp của những người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc . Đó là vẻ đẹp cơ sở của tình đồng chí mộc mạc , keo sơn . Có thể nói , cùng với các tác phẩm khác viết về người lính cách mạng như : Đèo Cả – Hữu Loan , Tây Tiến – Quang Dũng … ; Đồng chí giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc sức bền lâu của tình đồng chí trong dòng chảy của cảm xúc không phai mờ mà cháy suốt mấy chục năm qua.
Đoạn thơ trên nói riêng và bài thơ Đồng Chí nói chung đã khắc họa thành công người lính với bao vẻ đẹp . Đó là mối tình đồng chí , đồng đội keo sơn gắn bó , gian khổ nhưng nổi bật ở họ là niềm lạc quan và yêu thương của các anh làm lòng người nhớ mãi . Tình đồng chí ấy sẽ sống mãi với quê hương với tổ quốc , với thê hệ hôm nay ngày mai và mãi mai sau . Cảm ơn nhà thơ Chính Hữu đã mang đến cho bao thế hệ bạn đọc cảm nhận sâu sắc một tình cảm thiêng liêng cao quý – tình đồng chí đồng đội . Với bài thơ , Chính Hữu đã góp phần khắc họa thành công một tượng đài chiến sĩ tráng lệ cao cả và thiêng liêng . Chúng ta mãi ngợi ca và trân trọng
“ Hoan hô anh giải phóng quân
Kính chào anh con người đẹp nhất
Lịch sử hôn anh chàng trai chân đất
Sống hiên ngang bất khuất trên đời “
< Tố Hữu >
Câu thơ hai tiếng vang lên như một sự phát hiện lớn, lời khẳng định như bản lề gắn kết đoạn một với đoạn hai. “Đồng chí” cát lên thật thân thương làm sao. Câu thơ hai tiếng vang lên là sự lí giải mà cũng là sự phát hiện của nhà thơ về cội nguồn hình thành nên tình bạn tri kỉ, tình đồng chí, đồng đội giữa những anh bộ đội thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(nước Pháp). Đồng chí vừa là à nhan đề, chủ đề bài thơ; khép lại ý thơ đoạn 1 mở ra ý thơ đoạn tiếp theo ,vừa là tiếng gọi tha thiết cất lên từ trái tim những người cùng đánh giặc giữ nước. Câu thơ mộc mạc, giản dị đầy xúc cảm: Ca ngợi tình cảm cách mạng mới mẻ, thiêng liêng tình cảm – tình đồng chí.