nêu cảm nghĩ về cây mai ( cần mở bài và thân bài không cần kết bài ) đơn giản mà hay

nêu cảm nghĩ về cây mai ( cần mở bài và thân bài không cần kết bài ) đơn giản mà hay

0 bình luận về “nêu cảm nghĩ về cây mai ( cần mở bài và thân bài không cần kết bài ) đơn giản mà hay”

  1. Cây mai vốn là một loại cây rừng. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất phương nam, ông cha ta tìm thấy một loại hoa rừng cũng có năm cánh, cũng nở vào dịp Tết như hoa đào nên đem về nhà chưng để tưởng nhớ về cái Tết nơi quê nhà. Từ đó, chưng hoa mai đã trở thành phong tục ngày Tết của mỗi gia đình miền Nam.

    Cây mai có rất nhiều loại. Mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại hơn cành đào. Loài cây này thường rụng lá vào mùa đông, đến mùa xuân thì bắt đầu nở hoa. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của khí hậu miền Nam. Cánh mai tỏa hương thơm thoang thoảng, kín đáo. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc.

    Ngoài ra, còn có nhiều loại mai được các gia đình Việt Nam rất ưa chuộng, dùng làm cây kiểng trong vườn. Đầu tiên phải kể đến là loài mai tứ quý có thể ra hoa cả bốn mùa. Điều đặc biệt là hoa mai tứ quý nở lần đầu có năm cánh màu vàng nhưng sau đó, các cánh hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, trông như một bông hoa mai màu đỏ, rất đẹp. Đó là lý do vì sao mai tứ quý còn có tên gọi là nhị độ mai, nghĩa là hoa mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Còn có loài mai chiếu thủy thân hình bé nhỏ, cho những chùm hoa màu trắng bé xinh xinh, tỏa hương thơm dịu dàng. Chúng thường được người ta trồng trên các hòn non bộ.

    Dù họ nhà mai đa dạng và phong phú, nhưng hoa mai nào cũng được con người xem như biểu trưng của sự tinh khiết, thanh bạch, của tấm lòng tri ân, tri kỷ. Hơn nữa, hoa mai còn được cho là mang đến sự may mắn nếu cây mai bắt đầu nở hoa vào đúng thời khắc giao thừa. Vào dịp Tết, trong mỗi nhà người dân Nam bộ, cây mai hay cành mai luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nếu thiếu sắc mai vàng thì có lẽ cái Tết miền Nam sẽ không thể trọn vẹn được.

    Người ta có thể trồng mai trong bồn, trong chậu hay ngoài vườn đều được. Cây mai rất ưa ánh sáng và đất ẩm. Thế nên, mỗi khi gần đến dịp Tết, chỉ cần khí hậu ấm áp, ẩm ướt là hoa mai nở rộ. Nhưng chưa đến giao thừa mà hoa mai đã nở sớm thì trong ba ngày Tết hoa mai rụng sẽ bị cho là điềm xui và cây mai sẽ trông không đẹp nữa. Vì thế, các nghệ nhân trồng mai trong dịp cận Tết luôn bận rộn chăm sóc cho vườn mai của mình, dùng mọi cách để giữ sao cho hoa mai nở rộ vào đúng ba ngày Tết, mang đến may mắn cho mọi nhà. Ngoài ra, các nghệ nhân còn dùng kỹ thuật ghép để tạo ra những cây mai cho hoa rất nhiều cánh. Thậm chí còn có nhiều hoa mai màu khác nhau nở trên cùng một cây. Quả thật, bàn tay kỳ diệu của con người đã góp phần giúp họ nhà mai thêm đa dạng, phong phú và hấp dẫn.

    Cũng như hoa đào của người Bắc Bộ thì cây mai đối với người Nam Bộ có ý nghĩa báo hiệu một mùa Tết đoàn viên lại đến. Cây hoa mai có ý nghĩa cả về đời sống tinh thần cũng như đời sống vật chất của người dân miền Nam. Thân mai mảnh dẻ, khẳng khiu giống như phẩm chất ngay thẳng, bộc trực của những con người hiền lành nhưng khảng khái. Ngày nay, trên đường phố tràn ngập những sắc mai vàng rực rỡ khoe sắc dưới ánh nắng vàng. Lá cây xanh mơn mởn hòa cùng những bông mai be bé đang chúm chím nở rộ thực sự làm lòng nao nức. Từng bông hoa vàng tươi đón chờ 1 ngày xuân rộn ràng, ngập tràn niềm vui. Miền Nam có nhiều loại mai, nhưng loại mai phổ biến nhất là mai vàng và mai trắng. Mai trắng ít phổ biến hơn mai vàng nhưng là thành tựu của quá trình lai ghép dày công sức. Tóm lại, đối với người miền Nam, thấy mai vàng trên đường phố là thấy Tết, báo hiệu cho 1 mùa tết đoàn viên đang đến lần nữa với bao niềm rạo rực trong lòng.

    Bình luận

Viết một bình luận