Nêu cảm nhận của anh chị về Hai đứa trẻ cùng Hình ảnh chuyến tàu đêm trong truyện ngắn hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

Nêu cảm nhận của anh chị về Hai đứa trẻ cùng Hình ảnh chuyến tàu đêm trong truyện ngắn hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

0 bình luận về “Nêu cảm nhận của anh chị về Hai đứa trẻ cùng Hình ảnh chuyến tàu đêm trong truyện ngắn hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam”

  1. truyện ngắn “hai đứa trẻ “của thạch lam là một tác phẩm đặc sắc trong những câu truyện ngắn của ông 

    câu chuyện về hai chị em liên và an vào lúc buổi chiều tàn, những hình ảnh ảnh rất quen thuộc như hình ảnh phương tây đỏ rực, đám mây ánh hồng cùng với những âm thanh của buổi chiều tàn như tiếng cóc nhái kêu văng vẳng, muỗi vo ve là những chi tiết miêu tả rất chân thực và sống động, qua sự miêu tả đó cho ta cảm nhận đó là 1 ngày buồn man mắc,chán nản. Thời gian gần về đêm thì lại càng hiện ra hình ảnh nghèo khổ, vất vả ở nơi đây, những con người cần cù chăm chỉ lao động để mong có cuộc sống đầy đủ hơn, mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh đầy khổ cực và vất vả này, những nhân vật trong truyện có 1 tâm hồn nhạy cảm, hồn nhiên ,giàu cảm xúc và nhân ái. Khi màn đêm đã buông xuống thì 1 cuộc sống mới ở huyện nghèo lại bắt đầu, liên thì sắp xếp, sửa soạn lại những món hàng trên chiếc chõng tre, mẹ con chị tí thì dọn hàng nước ra gốc cây bàng, quán phở của bác siêu cũng bắt đầu lên lửa, còn vợ chồng bác sẩm thì ngồi trên manh chiếu chờ khách đi qua để hát cho họ nghe, trong bóng tối của khung cảnh xung quanh lại hiện ra những thứ ánh sáng nhỏ bé thắp sáng lên niềm tin của mọi người như ánh sáng từ hàng nghìn ngôi sao trên trời, những con đom đóm bay trên trời cùng ngọn lửa của bác siêu, những ánh sáng đó tuy ít ỏi ,thưa thớt nhưng lại phản ánh rõ những con người sống 1 cuộc sống lay lắt, luẩn quẩn, khốn khổ tại nơi đây, tuy nhiên họ vẫn lạc quan và có niềm tin vào cuộc sống, âm thanh của còi xe lửa từ xa vọng tới hình ảnh đèn tàu xanh biếc như ma trơi làm cho mọi người lại càng háo hức, mong chờ được nhìn thấy hoạt động cuối cùng của màn đêm, khi tàu đã đến tiếng còi rít lên, tàu ầm ầm lao tới, đèn từ trong các toa tàu chiếu sáng cả mặt đường cho đến khi khuất dần vào đêm tối.qua đó cảm nhận được sự khó khăn, gian khổ, luôn quanh quẩn trong đời sống cơ cực của những người dân trong huyện nghèo, chỉ muốn được 1 cuộc sống tốt đẹp hơn .

    qua tác phẩm “hai đứa trẻ ” tác giả muốn chúng ta thấu hiểu, cảm thương cho những con người nhỏ bé trong huyện nghèo phải sống 1 cuộc sống khó khăn,vất vả ,thiếu thốn, quẩn quanh ở huyện nghèo chỉ muốn có được 1 cuộc sống tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn.            mk viết cx k đc hay, nếu có j k đúng mong bn bỏ qua 

    Bình luận
  2. 1. Mở bài

    – giới thiệu tác phẩm, tác phẩm

    – Giới thiệu về hình ảnh chuyến tàu đêm.

    2. Thân bài

    a, Hình ảnh chuyến tàu

    –  Hình ảnh con tàu lặp 10 lần trong tác phẩm.

    * Ý nghĩa đoàn tàu

    –  Chuyến tàu đêm qua phố huyện là niềm vui duy nhất trong ngày của chị em Liên.

    + Mang đến một thế giới khác: ánh sáng xa lạ, âm thanh nao nức, tiếng ồn ào của khách…khác và đối lập với nhịp điệu buồn tẻ nơi phố huyện.

    + Chuyến tàu ở Hà Nội về: trở đầy ký ức tuổi thơ của hai chị em Liên, mang theo một thứ ánh sáng duy nhất, như con thoi xuyên thủng màn đêm, dù chỉ trong chốc lát cũng đủ xua tan cái ánh sáng mờ ảo nơi phố huyện.

    -> Là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống với sự giàu sang và sự rực rỡ ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh với người dân phố huyện.

    b, Lý do đợi tàu

    Việc chờ tàu trở thành một nhu cầu như cơm ăn nước uống hàng ngày của chị em Liên. Liên chờ tàu không phải vì mục đích tầm thường là đợi khách mua hàng mà vì mục đích khác:

    + Được nhìn thấy những gì khác với cuộc đời mà hai chị em Liên đang sống.

    + Con tàu mang đến một kỷ niệm, đánh thức hồi ức về kỷ niệm mà chị em cô đã từng được sống.

    + Giúp Liên nhìn thầy rõ hơn sự ngưng đọng tù túng của cuộc sống phủ đầy bóng tối hèn mọn, nghèo nàn của cuộc đời mình

    ->  Thạch Lam đã đánh thức được những tâm hồn mệt mỏi, cam chịu, nâng niu trân trọng những ước mơ cao đẹp của con người, khơi dậy ở họ một khát khao sống đúng nghĩa

    c, Tâm trạng của Liên

    – Khi tàu đến:

    + Hành động: dắt em đứng dậy, dõi mắt nhìn theo đoàn tàu, không đáp lời em, lặng theo mơ tưởng: “Hà Nội xa xăm”

    + tâm trạng: khao khát, đón chờ đoàn tàu vì nó đem đến chi Liên một thế giới khác, đem đến cho Liên những khoảng khắc bừng sáng, hấp dẫn, đặc biệt nó đánh thức trong lòng Liên những kỉ niệm đẹp về Hà Nội.

    -> Liên là người giàu lòng thương yêu, hiếu thảo và đảm đang. Cô là người duy nhất trong phố huyện biết ước mơ có ý thức về cuộc sống. Cô mỏi mòn trong chờ đợi.

    -> Đây chính là giá trị nhân đạo trong tác phẩm.

    => Nhân vật này tiêu biểu cho những thiếu nữ Việt Nam trước CM tuy phải đối mặt với cuộc sống khó khăn, nhàm chán, tù đọng nhưng vẫn nhân hậu, không nguôi ước mơ, khát vọng về cuộc đời ngày mai tươi sang.

    3. Kết bài:

    – Tổng kết vấn đề

    Bình luận

Viết một bình luận