Nêu cảm nhận của em về 8 câu thơ đầu trong bài thơ ” Quê hương ” của Tế hanh ( viết thành đoạn văn )

By Quinn

Nêu cảm nhận của em về 8 câu thơ đầu trong bài thơ ” Quê hương ” của Tế hanh ( viết thành đoạn văn )

0 bình luận về “Nêu cảm nhận của em về 8 câu thơ đầu trong bài thơ ” Quê hương ” của Tế hanh ( viết thành đoạn văn )”

  1. Quê hương- hai tiếng gọi rất đỗi than thương mà trân quý đến vô cùng! Mỗi người chúng ta khi sinh ra, ai cũng có quê hương của riêng mình. Tế Hanh cũng vậy, bằng tình cảm của một người con yêu quê hương da diết, ông đã viết nên bài thơ “ Quê hương”. Và gây ấn tượng mạnh mẽ nhất là khổ thơ đầu tiên của bài. Trong hai câu thơ mở đầu của tác phẩm, Tế Hanh đã dùng một chất giọng mộc mạc và chân thành để mở ra những hình ảnh đầu tiên về quê hương:

    “Làng tôi vốn làm nghề chài lưới

    Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”

    Có vẻ giống một lời tự sự không hơn, và quả nhiên nó đúng là vậy. Tế Hanh là thế, không ưa cầu kỳ kiểu cách, cũng không thích lồng ghép từ ngữ khó hiểu. Ở hai câu thơ này tác giả chỉ là đơn giản kể lại những ấn tượng của mình về quê nhà, đó là một nơi mà quanh năm con người gắn bó với nghề chài lưới đầy vất vả, cực nhọc. Với đặc điểm địa lý “nước bao vây cách biển nửa ngày sông”, khiến người đọc hình dung ra một vùng đất nổi lên giữa sóng nước mênh mông. Đặc biệt lối ước chừng khoảng cách “nửa ngày sông” mang đến cho người đọc những ấn tượng về đặc trưng ngôn ngữ của dân miền biển. Đến 6 câu thơ tiếp theo Tế Hanh miêu tả lại cảnh ra khơi của dân chài, với những câu thơ đẹp, bình dị và tự nhiên, trẻ trung giống như chính tâm hồn của chàng thi vừa đầy 20.

    “Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

    Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”

    Hai câu thơ là những nét vẽ đầy hứng khởi, năng động, mở ra khung cảnh ra khơi đầy thuận lợi. Đó là một buổi sáng trong trẻo với bầu trời cao rộng, trong xanh, kết hợp với sự mát mẻ của những cơn gió nhẹ, vừa đủ làm căng cánh buồm đẩy thuyền ra khơi. Đặc biệt gam màu “hồng” của ánh bình minh, mang đến cho không gian cảm giác ấm áp, tươi sáng, đầy hứa hẹn, mang đến cho bài thơ sự lãng mạn tinh tế, bởi cách phối màu đơn giản, tự nhiên, nhưng rất thơ mộng. Bên cạnh vẻ đẹp lãng mạn của thiên nhiên thì con người lại xuất hiện với vẻ đẹp mạnh mẽ, khỏe khoắn, tràn đầy khí thế “bơi thuyền đi đánh cá”. Dù thực tế họ không trực tiếp chèo thuyền ra khơi, nhưng cách viết của Tế Hanh đã mang đến cho độc giả những liên tưởng chân thực, thú vị về các chàng trai cơ bắp, nước da ngăm, đầu cột chiếc khăn mỏng, tay cầm mái chèo, hăng hái tiến ra biển khơi, làm nổi bật lên đặc điểm nghề nghiệp của họ.

    “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

    Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

    Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

    Đến bốn câu thơ tiếp theo, Tế Hanh đã rất tinh tế khi tái hiện công cuộc ra khơi của những người dân làng chài bằng việc miêu tả chiếc thuyền ra khơi, lấy chiếc thuyền làm hình tượng đại diện cho cả một tập thể những con người lao động. Đây có thể nói là sự sáng tạo tinh tế và chuẩn xác của tác giả, bởi vốn dĩ chẳng có một hình ảnh nào đặc trưng hơn hình tượng con thuyền, khi nói về công cuộc đánh bắt biển khơi của ngư dân nữa. Tế Hanh với ngòi bút mộc mạc và hồn thơ trẻ, nên cũng không cầu kỳ mà lựa chọn sử dụng thủ pháp so sánh kinh điển trong thi ca để làm nổi bật khí thế ra biển đầy hăng hái và mạnh mẽ trong hai câu “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”. Đó là một cách liên tưởng độc đáo, bởi có thể thấy rằng hàng ngàn năm nay thiên nhiên đối với con người vừa nghiêm khắc lại vừa bao dung, thế nên mỗi một lần ra khơi là một lần vượt qua thử thách của ngư dân, thiên nhiên nặng lòng cho ta cá, nhưng cũng muốn ta gặp nhiều gian nan. Và đối với mỗi người ngư dân, biển cả cũng là chiến trường, ở đó họ phải bộc lộ sự mạnh mẽ, quyết đoán như những người lính thực thụ. Lấy mái chèo, lấy lưới cá làm vũ khí, lại xem con thuyền chính là chiến mã, là khôi giáp để chiến đấu mà mang về chiến lợi phẩm. Thế nên Tế Hanh ví chiếc thuyền với tuấn mã là hoàn toàn hợp lý và tinh tế, nó không chỉ đem đến cho người đọc cảm nhận về hào khí biển Đông của người ngư dân, mà nó còn là cảm giác lãng mạn bay bổng trong thi ca xưa – người anh hùng và chiến mã. Không chỉ độc đáo ở hình ảnh so sánh mà, cách dùng từ của Tế Hanh cũng đáng chú ý, những từ “hăng”, “phăng” không chỉ gieo vần cho tác phẩm, mà còn bộc lộ sự mạnh mẽ, dứt khoát, khí thế hùng tráng trong công cuộc ra khơi của người ngư dân. Với câu thơ “Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường giang”, thì tuy không thấy xuất hiện hình ảnh con người nhưng với hai động từ mạnh “phăng” và “vượt” đã tái hiện một cách tinh tế tầm vóc và sức mạnh của con người trong công cuộc lao động. “Trường giang” tức là con sông lớn và dài, mà ở đây con thuyền lại dễ dàng “mạnh mẽ vượt Trường giang”, từ đó có thể suy ra Tế Hanh đã sử dụng hình ảnh “trường giang” như là một bức phông nền, một bệ phóng hoàn hảo để làm nổi bật vẻ đẹp sức mạnh và tầm vóc lớn lao của con người trước thiên nhiên, con người chế ngự thiên nhiên để sinh tồn.Trong hai câu thơ tiếp theo, cũng là những câu thơ đặc sắc nhất bài, Tế Hanh đã bộc lộ cho độc giả thấy sự tinh tế, tài tình làm nên nét riêng của bản thân khi viết về đề tài quê hương, một đề tài quá quen thuộc trong thi ca.

    “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

    Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”

    Một lần nữa dùng thủ pháp so sánh, và có lẽ Tế Hanh đã làm độc giả ngỡ ngàng và phải thầm khen vì cái tinh tế hiếm có và khả năng liên kết đặc biệt của mình khi đem “cánh buồm giương to” so với “mảnh hồn làng”. Rõ ràng đó là một so sánh lạ nhưng rất đỗi hợp lý, lạ ở chỗ tác giả đem cái hữu hình đi so với cái vô hình, vô vẻ, từ đó dễ dàng phác họa ra nét chân dung của hồn quê hương. Nó lại hợp lý bởi so với những vật dụng khác gắn với đặc trưng của một miền biển như thuyền bè, mái chèo, lưới cá, hoặc đại loại là một cái gì đó thì cánh buồm trắng là vật phù hợp hơn cả. Bởi nó mang vẻ đẹp lãng mạn và thi vị, lại mang đầy đủ tính biểu tượng về một miền quê quanh năm gắn bó với biển cả, với thuyền buồm, vừa vặn gánh lấy cái “hồn làng”. Hơn thế nữa xét về một mặt lô-gic khác của Tế Hanh thì con thuyền đại diện cho ngư dân lao động, người ngư dân gắn bó với quê hương, còn cánh buồm lại chính là linh hồn của chiếc thuyền. Con người sống chẳng thể thiếu quê hương, con thuyền không thể đi xa nếu thiếu cánh buồm, vì vậy nếu nói cánh buồm chính là đại diện cho một mảnh hồn làng chẳng có gì là không hợp lý. Cánh buồm ấy mang theo dáng vẻ, nỗi nhớ, niềm hy vọng của quê hương để theo người ngư dân vượt biển, luôn nhắc nhở ngư dân về tình yêu tha thiết đối với quê nhà. Không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng, mà Tế Hanh còn nhân hóa cánh buồm, tạo cho nó linh tính của con người, dường như trong công cuộc lao động của người ngư dân, cánh buồm lúc nào cũng sát cánh, góp sức khi “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”, để giúp con thuyền đi nhanh hơn, xa hơn đến vùng nhiều tôm cá. Bộc lộ tinh thần đoàn kết trong lao động của con người, sự phối hợp nhịp nhàng ăn ý giữa con người với nhau và giữa con người với công cụ lao động để tạo năng suất lao động lớn. Chỉ với 8 câu thơ ngắn gọn, nhà thơ Tế Hanh đã làm nổi bật khung cảnh đánh của người dân lao động quê hương chăm lam chăm làm, cần cù chịu khó , bám biển mưu sinh!

    Trả lời
  2. Tám câu thơ đầu bài thơ Quê hương là lời giới thiệu của nhà thơ về quê hương chài lưới cùng bức tranh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong náo nức, vui tươi. Tế Hanh viết “làng tôi ở” với một nỗi niềm nhớ thương vô hạn. Công việc chài lưới dù gian nan nhưng người con quê hương thì mãi nhớ thương, trân trọng. Quê hương trong tâm trí thi nhân là biển cả, là nước biển mặn mòi. Và chính trên mảnh đất đậm đà nghĩa tình ấy, con thuyền và con người đã mãi đậm sâu trong thi nhân. Thời gian mở ra trong đoạn thơ với tất cả ưu ái “trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”. Màu hồng của nắng đâu chỉ tô điểm không gian mà  còn làm cho con người trở nên lung linh, rực rỡ dưới nắng. Dân trai tráng với nhiệm vụ lao động đầy gian khổ nhưng cũng rất đỗi tự hào. Họ là người đại diện cho vẻ đẹp quê hương cũng như mang theo ước mơ, khao khát hướng về tương lai tươi đẹp. So sánh chiếc thuyền với hình ảnh con tuấn mã làm ta liên tưởng đến sức mạnh, sức sống cùng niềm tin phơi phới trong con người. Các động từ mạnh trong bài như “phăng, vượt, rướn”cũng làm sống dậy vẻ đẹp của con thuyền mà ẩn sau đó là nhũng con người lao động hăng say, phấn khởi. Cánh buồm cũng là một chi tiết nghệ thuật rất tiêu biểu trong bài thơ. Cánh buồm “giương to” trong so sánh “như mảnh hồn làng” cũng là một hình ảnh ẩn dụ cho mơ ước về ngày mai tươi đẹp của người ngư dân. Chính gió biển, chính niềm tin lớn lao sẽ tạo nên con sóng đưa họ đến với những mẻ cá trĩu nặng. Đòn thuyền ra khơi là đoàn thuyền trở niềm tin trong người dân nơi đây. 

    Trả lời

Viết một bình luận