Nêu cảm nhận của em về câu nói của cụ Mết :”chúng nó đã cầm súng thì mình cũng phải cầm giáo”

By Margaret

Nêu cảm nhận của em về câu nói của cụ Mết :”chúng nó đã cầm súng thì mình cũng phải cầm giáo”

0 bình luận về “Nêu cảm nhận của em về câu nói của cụ Mết :”chúng nó đã cầm súng thì mình cũng phải cầm giáo””

  1.     “Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo” là lời căn dặn, động viên của cụ Mết sau khi kể về cuộc đời của T nú với những mất mát đau thương chất chồng: vợ con bị hành hạ đến chết, bản thân bị đốt cháy mười đầu ngón tay. Cụ Mết là già làng lại là người đứng đầu cộng đồng làng Xô Man nên lời nói của cụ cũng ý nghĩa và có khả năng tác động mạnh mẽ hơn đến với mọi người. Lời của cụ Mết là lời căn dặn đồng thời cũng là lời di huấn của thế hệ đi trước đối với những thế hệ tương lai của làng Xô Man là T nú, Dít, bé Heng…Lời căn dặn của cụ Mết ngắn gọn nhưng đầu ý nghĩa qua những hình ảnh ẩn dụ có tính chất tương phản ẩn dụ. “Chúng nó” ở đây là ý chỉ quân Mĩ và lũ phản động bán nước. “Mình” lại là lời tự xưng cho cụ Mết và toàn bộ người dân làng Xô Man nói riêng, cho cộng đồng người Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam nói chung. “Súng, giáo” là những loại vũ khí được dùng trong chiến tranh, có khả năng hủy diệt mạnh mẽ. Câu nói của cụ Mết thể hiện được tinh thần quyết tâm chống giặc, mặc dù tương quan  lực lượng chênh lệch khi quân Mĩ vũ khí tân tiến, hiện đại có khả năng hủy diệt hàng loạt, gây đau thương, mất mát cho con người Việt Nam nhưng bằng tinh thần quật cường, nhân dân ta vẫn vùng dậy đấu tranh. Dù chỉ có những vũ khí đơn sơ như giáo, mác và những loại vũ khí tự tạo quân và dân ta vẫn đứng lên chống lại ngọn lửa bạo tàn, bảo vệ non sông, đất nước. Thông qua câu nói mộc mạc cùng với hình thức tương phản mà cụ Mết sử dụng đã thể hiện được một tư tưởng lớn: muốn chống lại bạo lực, vô nhân tính của kẻ thù phải sử dụng bạo lực cách mạng. Lời nói của cụ Mết cũng khẳng định quy luật bất biến trong quá trình đấu tranh của nhân loại: có áp bức ắt có đấu tranh. Lời căn dặn của cụ Mết không chỉ có ý nghĩa trong việc phát triển mạch truyện mà còn mang chân lí thời đại sâu sắc về quy luật đấu tranh của cách mạng.
    Cho mk xin hay nhất nhé. Mk cảm ơn

    Trả lời

Viết một bình luận