Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ:
” Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
*Chú ý*: KO cần viết thành 1 bài văn đôu…!!
Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ:
” Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
*Chú ý*: KO cần viết thành 1 bài văn đôu…!!
Bài làm
Qua hai câu thơ trên đã khuyên dạy ta một đạo rất ý nghĩa , lấy những thứ tốt đẹp để chiến thắng những hành động xấu xa . Điều đó sẽ giải quyết một cách êm xuôi vấn đề , sự việc và có thể cảm hoá được những con người đang làm những công việc sai trái , qua đó giúp cho cuộc sống chúng ta trở nên tốt đẹp hơn , làm cho chiến tranh biến mất .
CHÚC BẠN HỌC TỐT !!
XIN HAY NHẤT , 5 SAO , CẢM ƠN
#chicong283k :))
– Chí nhân, đại nghĩa làm nên sức mạnh cố kết dân tộc, triệu người như một trước các thế lực ngoại xâm. Không một kẻ thù nào đến đất nước này mà lại không phải đối mặt với cả một dân tộc luôn cháy bỏng lòng yêu nước…
– Tư tưởng xuyên suốt toàn bộ bài cáo là tư tưởng nhân nghĩa
* Dàn ý
A. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
– Dẫn dắt vấn đề
– Giới thiệu về tư tưởng nhân nghĩa
B. Thân bài
1. Tư tưởng nhân nghĩa
– Là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.
– Trong quan niệm của Nguyễn Trãi:
+ Yên dân: Làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc.
+ Trừ bạo: Vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.
2. Sự thể hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong Đại cáo bình Ngô.
a. Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.
– Nền văn hiến lâu đời
– Lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể
– Phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc
– Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.
b. Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân mất nước.
– Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ,..
– Bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật: nặng thuế khóa, nơi nơi cạm đất
– Phá hoại môi trường, sự sống: tàn hại giống côn trùng, cây cỏ,…
– Bóc lột sức lao động: Bị ép xuống biển mò ngọc, người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,..
– Phá hoại sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi,…
c. Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù
– Cuộc chiến của ta ban đầu gặp vô vàn khó khăn: Lương hết mấy tuần, quân không một đội
– Nhưng nghĩa quân biết dựa vào sức dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã phản công giành được thắng lợi to lớn.
d. Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc
– Sau khi tiêu diệt viện binh, quân ta đã thực thi chính sách nhân nghĩa
+ Không đuổi cùng giết tận, mở đường hiếu sinh.
+ Câp thuyền, phát ngựa cho họ trở về.
– Để quân ta nghỉ ngơi, dưỡng sức
C. Kết bài
– Đánh giá chung
– Nêu cảm nghĩ