nêu cảm nhận của em về Kiều qua đoạn thơ: ”Cậy em em có chịu lời………….Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”
0 bình luận về “nêu cảm nhận của em về Kiều qua đoạn thơ: ”Cậy em em có chịu lời………….Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.””
Trong bài thơ “Trao duyên”, 12 dòng thơ đầu chính là lời nhờ cậy và hành động thuyết phục Thúy Vân của Thúy Kiều trước khi Kiều quyết định bán mình vào lầu xanh. Thật vậy, những lí lẽ và hành động của Kiều đã cho thấy được tâm trạng đau khổ của Kiều. Hai câu thơ đầu chính là lời nhờ cậy Thúy Vân của Thúy Kiều trước khi cô bán mình để chuộc cha và em. Người đọc có thể thấy được lí lẽ thuyết phục và hành động nhờ vả tinh tế của Kiều. Câu thơ ‘Cậy em em có chịu lời” chính là mở đầu của lời lẽ trao duyên. Từ “cậy” là một từ độc đáo, gợi được âm điệu nặng nề, day dứt và khó mở lời của Thúy Kiều. Khác với những từ như “nhờ, mong”, từ “cậy” gợi ra một sự khó mở lời và đau đớn trong lời nói của Thúy Kiều. Người đọc có thể thấy được cùng mang ý nghĩa nhờ vả nhưng từ cậy mang thêm sắc thái về sự hy vọng tha thiết và gửi gắm đầy tin tưởng của Thúy Kiều vào Thúy Vân về điều cô sắp nói. Tiếp theo, từ “chịu” thể hiện sự nài ép, bắt buộc nên Vân buộc phải nhận lời cho điều mà Kiều sắp nói. Câu thơ “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” là câu thơ thể hiện cử chỉ trao duyên. “Lạy, thưa” là hành động của người bề dưới đối với người bề trên, thể hiện cho sự tôn kính, nhờ vả, kính cẩn, trang trọng với người bề trên hoặc với người mà mình hàm ơn. Chính vì vậy, hành động của Kiều thể hiện sự khó nói, trang nghiêm và thiêng liêng cho điều mà cô sắp nói với Vân. Đồng thời, người đọc cũng thấy được sự thông minh , khéo léo của Kiều trong quá trình thuyết phục Vân cũng như cách dùng từ của Nguyễn Du. Tiếp theo, 10 câu thơ tiếp theo chính là lời lẽ trao duyên của Kiều. Trong 4 câu thơ tiếp theo, Thúy Kiều đã kể mối tình của mình với chàng Kim cho em nghe. Thành ngữ: “Giữa đường đắt gánh tương tư” và hình ảnh “mối tơ thừa, keo loan” cho thấy một mối tình nồng thắm nhưng mong manh và tràn ngập bất hạnh của Thúy Kiều và Kim Trọng. Những hình ảnh “quạt ước, chén thề” cho thấy một mối tình mà Kiều thực sự coi trọng và giờ đây cô muốn ủy thác cho em. Những câu thơ còn lại chính là những lí do mà Kiều đưa ra để thuyết phục em của mình. Kiều không chỉ gợi lại tai ương đến với gia đình “sóng gió bất kì” mà còn nói ra tình huống khó xử phải lựa chọn giữa đạo làm con và đạo phu thê với em, để rồi Kiều đành chọn hi sinh tình để làm tròn chữ hiếu. Tiếp theo, Kiều gợi ra việc Vân vẫn còn tương lai phía trước, nên hãy vì chị, vì gia đình máu mủ mà giúp chị trả ơn cho chàng Kim. “Ngày xuân em hãy còn dài/ Xót tình máu mủ thay lời nước non”. Ta có thể thấy được Kiều đã dùng tình cảm ruột thịt để thuyết phục em của mình. Đặc biệt, thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “Ngậm cười chín suối” đã nói lên được cái chết mãn nguyện của Kiều. Có lẽ, Kiều đã viện đến cái chết mãn nguyện của mình để thuyết phục em giúp mình. Ta có thể thấy, cách lập luận thấu tình đạt lý của Kiều thể hiện cô là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa. Tóm lại, 12 câu thơ đầu đã thể hiện được lời lẽ và hành động trao duyên của Thúy Kiều.
Trong bài thơ “Trao duyên”, 12 dòng thơ đầu chính là lời nhờ cậy và hành động thuyết phục Thúy Vân của Thúy Kiều trước khi Kiều quyết định bán mình vào lầu xanh. Thật vậy, những lí lẽ và hành động của Kiều đã cho thấy được tâm trạng đau khổ của Kiều. Hai câu thơ đầu chính là lời nhờ cậy Thúy Vân của Thúy Kiều trước khi cô bán mình để chuộc cha và em. Người đọc có thể thấy được lí lẽ thuyết phục và hành động nhờ vả tinh tế của Kiều. Câu thơ ‘Cậy em em có chịu lời” chính là mở đầu của lời lẽ trao duyên. Từ “cậy” là một từ độc đáo, gợi được âm điệu nặng nề, day dứt và khó mở lời của Thúy Kiều. Khác với những từ như “nhờ, mong”, từ “cậy” gợi ra một sự khó mở lời và đau đớn trong lời nói của Thúy Kiều. Người đọc có thể thấy được cùng mang ý nghĩa nhờ vả nhưng từ cậy mang thêm sắc thái về sự hy vọng tha thiết và gửi gắm đầy tin tưởng của Thúy Kiều vào Thúy Vân về điều cô sắp nói. Tiếp theo, từ “chịu” thể hiện sự nài ép, bắt buộc nên Vân buộc phải nhận lời cho điều mà Kiều sắp nói. Câu thơ “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” là câu thơ thể hiện cử chỉ trao duyên. “Lạy, thưa” là hành động của người bề dưới đối với người bề trên, thể hiện cho sự tôn kính, nhờ vả, kính cẩn, trang trọng với người bề trên hoặc với người mà mình hàm ơn. Chính vì vậy, hành động của Kiều thể hiện sự khó nói, trang nghiêm và thiêng liêng cho điều mà cô sắp nói với Vân. Đồng thời, người đọc cũng thấy được sự thông minh , khéo léo của Kiều trong quá trình thuyết phục Vân cũng như cách dùng từ của Nguyễn Du. Tiếp theo, 10 câu thơ tiếp theo chính là lời lẽ trao duyên của Kiều. Trong 4 câu thơ tiếp theo, Thúy Kiều đã kể mối tình của mình với chàng Kim cho em nghe. Thành ngữ: “Giữa đường đắt gánh tương tư” và hình ảnh “mối tơ thừa, keo loan” cho thấy một mối tình nồng thắm nhưng mong manh và tràn ngập bất hạnh của Thúy Kiều và Kim Trọng. Những hình ảnh “quạt ước, chén thề” cho thấy một mối tình mà Kiều thực sự coi trọng và giờ đây cô muốn ủy thác cho em. Những câu thơ còn lại chính là những lí do mà Kiều đưa ra để thuyết phục em của mình. Kiều không chỉ gợi lại tai ương đến với gia đình “sóng gió bất kì” mà còn nói ra tình huống khó xử phải lựa chọn giữa đạo làm con và đạo phu thê với em, để rồi Kiều đành chọn hi sinh tình để làm tròn chữ hiếu. Tiếp theo, Kiều gợi ra việc Vân vẫn còn tương lai phía trước, nên hãy vì chị, vì gia đình máu mủ mà giúp chị trả ơn cho chàng Kim. “Ngày xuân em hãy còn dài/ Xót tình máu mủ thay lời nước non”. Ta có thể thấy được Kiều đã dùng tình cảm ruột thịt để thuyết phục em của mình. Đặc biệt, thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “Ngậm cười chín suối” đã nói lên được cái chết mãn nguyện của Kiều. Có lẽ, Kiều đã viện đến cái chết mãn nguyện của mình để thuyết phục em giúp mình. Ta có thể thấy, cách lập luận thấu tình đạt lý của Kiều thể hiện cô là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa. Tóm lại, 12 câu thơ đầu đã thể hiện được lời lẽ và hành động trao duyên của Thúy Kiều.