nêu cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” bằng một đoạn văn khoảng 10 câu. trong đoạn văn sử dụ

nêu cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” bằng một đoạn văn khoảng 10 câu. trong đoạn văn sử dụng lối dẫn trực tiếp. ( giúp em với ạ, hiuhiu mai thi mà giờ em chưa biết phải xoay câu này như nào. em cảm ơn ạaa!! )

0 bình luận về “nêu cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” bằng một đoạn văn khoảng 10 câu. trong đoạn văn sử dụ”

  1.   Lục Vân Tiên là điển hình của con người nghĩa hiệp trong một xã hội đang suy thoái. Chàng đang trên đường đi thi thì gặp và cứu Kiều Nguyệt Nga. Chàng đã rất nghĩa hiệp khi từ chối việc trả ơn của Kiều Nguyệt Nga. Nàng muốn tạ ơn để đáp lại hành động nghĩa hiệp của chàng nhưng chàng không đồng ý. Chàng giải thích rằng nếu làm ơn mà trông người khác hoặc buộc người khác trả ơn theo Lục Vân Tiên thì không phải là con người nghĩa hiệp. Chàng không chấp nhận những kẻ như vậy. Chàng hành động llà do bản thân thấy bất bình chứ không phải để được đền đáp. Việc từ chối sự đền ơn của Kiều Nguyệt Nga càng tô đẹp thêm con người nghĩa hiệp Lục Vân Tiên. Cử chỉ đó của chàng càng làm cho chúng ta thêm khâm phục và yêu mến. Khônng những dũng cảm và nghĩa hiệp mà chàng còn là một con người không màng đến vật chất. Đối với chàng thì việc giúp đỡ người khác là việc cần làm. Con người này thật khiến chúng ta khâm phục.

    Bình luận
  2. Được khắc họa qua mô típ ở truyện Nôm truyền thống: một chàng trai học giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi hiểm nghèo, từ ân nghĩa đến tình yêu. Lục Vân Tiên thuộc nhân vật lí tưởng. Gặp tình huống bất bình này là một thử thách đầu tiên, cũng là một cơ hội để chàng hành động.

     “Lục Vân Tiên” là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu trong giai đoạn sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm lược. Cuộc đời và tính cách Lục Vân Tiên có những nét trùng hợp với cuộc đời và tính cách của tác giả. Điểm nổi bật trong tính cách Lục Vân Tiên là tính nghĩa hiệp. Lục Vân Tiên là điển hình của con người nghĩa hiệp trong một xã hội đang suy thoái. Muốn hiểu con người nghĩa hiệp Lục Vân Tiên ta cùng nhau phân tích đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

           Đang trên đường lên kinh đô dự thi thấy dân tình than khóc thảm thiết, Lục Vân Tiên đã dừng lại hỏi han. Nghe dân tình kể: có một bọn cướp ở Sơn Đài không ai đương nổi hiện đang xuống cướp thốn hương “gặp con gái tốt qua đường bắt đi” Lục Vân Tiên bèn “ghé lại hên đàng”:

    “Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.”

           Một người trong tay không có khí giới lại đơn độc vần “bẻ cây làm gậy” xông vào đánh bọn cướp. Chỉ riêng điều đó đã nghĩa hiệp lắm rồi. Vân Tiên không hề đắn đo, tính toán. Người khác chắc phải nghĩ ngợi suy tính trước khi hành động. Nên nhớ là chàng đang đi thi. Công danh phú quý đang đợi chàng ở phía trước. Lại nữa bọn cướp rất đông, ai ai cũng đều khiếp sợ chúng. Thế mà chàng quyết định một cách nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ hành động vì việc nghĩa đã trở thành bản chất tốt đẹp của chàng.

           Gặp bọn cướp, Lục Vân Tiên mắng ngay vào mặt chúng:

    “Kêu rằng: Bớ đản hung đồ,

    Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

           Lời mắng của chàng càng chứng minh cụ thể hơn tính cách nghĩa hiệp ấy. “Hại dân” là việc làm bất nghĩa. Vì dân diệt trữ lũ “hại dân” là việc làm nhân nghĩa. Chính nhận thức được điều đó mà Lục Vân Tiên đã “tả đột hữu xông”:

    “Khác nào Triệu Tử phá vòng Dương Dang”

           Hình ảnh so sánh này càng làm nổi bật tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên. Tài năng của chàng được ví với Triệu Tử Long – một danh tướng thời Tam Quốc. Một mình chống lại bọn cướp cứu giúp dân lành, Lục Vân Tiên là hiện thân của con người luôn hành động vì nghĩa lớn.

           Tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên còn được biểu hiện qua cử chỉ từ chối việc trả ơn của Kiều Nguyệt Nga – người mà chàng đã cứu thoát khỏi tay bọn cướp, Nguyệt Nga rất biết ơn chàng. Nàng muốn tạ ơn để đáp lại hành động nghĩa hiệp của chàng:

    “ Hà Khê qua đó cũng gần,

    Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng.

    Gặp đây đang lúc giữa đàng,

    Của tiền chẳng có bạc vàng cũng không.

    Tưởng câu báo đức thù công; .

    Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.’’

           Lời lẽ của Kiều Nguyệt Nga rất phù hợp với đạo lí. Người chịu ơn bao giờ cũng mong muốn được trả ơn. Đó là tấm lòng thành của nàng. Nhưng “Vân Tiên nghe nói liền cười”. Nụ cười của chàng thật vô tư, hồn nhiên. Và chúng ta hãy nghe chàng giải thích:

    “Làm ơn há để trông người trả ơn.

    Nay đã rõ đặng nguồn cơn.

    Nào ai đã tính thiệt so hơn làm gì.

    Nhớ câu kiến ngãi bất vi,

    Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”

           Nếu làm ơn mà trông người khác hoặc buộc người khác trả ơn theo Lục Vân Tiên thì không phải là con người nghĩa hiệp. Chàng không chấp nhận những kẻ như vậy. Chàng hành động không phải để được đền đáp. Việc từ chối sự đền ơn của Kiều Nguyệt Nga càng tô đẹp thêm con người nghĩa hiệp Lục Vân Tiên. Chàng vốn trọng nghĩa khinh tài. Cử chỉ ấy của chàng càng làm cho chúng ta thêm khâm phục và yêu mến. Quan niệm của chàng cũng chính là quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu. Sách xưa nói: “kiến ngãi bất vi vô dũng giã” Lục Vân Tiên coi đó là phương châm sống của chàng. Vì thế thấy việc nghĩa chàng không hề đắn đo, cân nhắc đã lao vào đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga, mang lại cuộc sống bình yên cho dân lành.

     

    Bình luận

Viết một bình luận