nêu cảm nhận của em về tình phụ tử thiêng liêng trong cảnh ngộ éo le trong chiến tranh được thể hiện thế nào qua tác phẩm chiếc lược ngà của Nguyễn Qu

By Josie

nêu cảm nhận của em về tình phụ tử thiêng liêng trong cảnh ngộ éo le trong chiến tranh được thể hiện thế nào qua tác phẩm chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (phân tích cả 2 nhân vật)
làm bài văn giúp mk nha(không copy mạng)
mk hứa 5* và ctlhn

0 bình luận về “nêu cảm nhận của em về tình phụ tử thiêng liêng trong cảnh ngộ éo le trong chiến tranh được thể hiện thế nào qua tác phẩm chiếc lược ngà của Nguyễn Qu”

  1. “Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    Một lòng thờ mẹ kính cha
    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

    Có lẽ đối với mỗi người, tình cảm gia đình luôn là thiêng liêng nhất. Và khi đọc truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, chúng ta lại càng cảm nhận được điều đó một cách sâu sắc hơn qua tình cảm cha con của ông Sáu.

    Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được sáng tác vào năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Đoạn trích trong sách giáo khoa kể về ông Sáu – một người lính xa nhà. Mãi đến khi con gái lên tám, anh mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu – con gái anh không nhận cha, trái lại đã đối xử lạnh nhạt, thậm chí là vô lễ với cha. Điều đó làm anh Sáu đau lòng, nhưng anh vẫn yêu thương con bằng một thứ tình cảm chân thành. Chỉ đến giây phút chia tay, Thu mới chịu nhận cha. Em ôm chặt lấy cha không muốn cha con phải xa nhau. Mọi người ngỡ ngàng sửng sốt. Hóa ra, khi nhìn thấy trên mặt anh Sáu có vết sẹo lớn, Thu đã không nhận ra người cha trong bức ảnh chụp chung với mẹ. Chỉ khi bà ngoại giải thích, Thu mới hiểu ra mọi chuyện. Tiếng “Ba” lâu này vẫn dồn nén bỗng nhiên được thốt lên và lời hứa mua cho Thu một cây lược. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm nhớ con vào việc làm một chiếc lược bằng. Nhưng chưa thể trao cho con, thì ông đã ngã xuống trong một cuộc chiến đấu. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn, gửi về tận tay cho con. Truyện được viết theo lời kể qua cái nhìn của ông Ba – nhân vật “tôi”.

    Ông Sáu cũng giống như những người khác đi theo tiếng gọi của tổ quốc và phải xa gia đình. Sự xa cách khiến cho nỗi nhớ con luôn day dứt trong lòng ông, cũng như mong ước gặp lại con luôn thường trực. Thế rồi niềm ao ước ấy đã trở thành hiện thực. Ông được đơn vị cho nghỉ phép. Ngày được trở về nhà, ở trên xuồng mà ông Sáu cứ cảm thấy nôn nao. Ông nghĩ tới giây phút hai cha con được gặp nhau. Khi xuồng vừa cập bến, ông Sáu đã nhanh chóng lên bờ để gặp con.

    Khi nhìn thấy con, ông Sáu đã dang hai tay chờ đón con và sải những bước dài đến gần con. Tưởng rằng con bé sẽ chạy tới nhào vào lòng nhưng không ngờ bỗng nó hét lên “Má… má” và bỏ chạy. Hành động của con bé khiến ông Sáu cảm thấy sững sờ.

    Nhưng không chỉ có mỗi lúc ấy, nỗi đau ấy còn dày vò ông trong suốt khoảng thời gian ở nhà. Ba ngày ở nhà, ông Sáu quyết không đi đâu xa mà chỉ quanh quẩn trong nhà cùng Thu. Ông muốn dùng những lời nói và hành động để bù đắp những thiếu thốn về tình cảm cho con bé. Nhưng vẫn không thể xoay chuyển được thái độ của Thu đối với ba nó. Khi mẹ bảo nó gọi bố vào ăn cơm thì con bé lại nói trống không: “Vô ăn cơm!”. Câu nói ấy như đánh vào tâm can ông Sáu, nhưng ông vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chỉ chờ đợi tiếng gọi “Ba vô ăn cơm”. Nhưng Thu vẫn bướng bỉnh không chịu gọi mà còn nói thêm “Cơm chín rồi!” và quay ra nói với má: “Con kêu rồi mà người ta không nghe”. Đến lúc này ông chỉ biết “nhìn con bé vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi”. Nhưng thực ra trong lòng ông Sáu lại đầy những câu hỏi: “Tại sao thế nhỉ? Thu làm vậy là sao? Ba nó sao nó không chịu nhận? Nhìn nó tôi như có cảm giác nó cự nự, quyết không chịu gọi ba. Thái độ này thật không đúng với tình cha con xa cách bấy lâu, hay con bé đang giận ba vẩn vơ gì đó chăng?”

    Đoạn cao trào là khi Thu phải trông nồi cơm sắp sôi cho mẹ, chỉ có nó và ba ở nhà. Khi nồi cơm sôi, Thu còn bé, không thể tự nhấc nồi để chắt nước. Tình thế này khiến người đọc cứ ngỡ rằng Thu sẽ phải chịu thua và phải gọi ba đến giúp. Nhưng nó vẫn không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong. Trong bữa cơm cuối cùng của ông Sáu với gia đình, ông Sáu đã gắp cho nó cái trứng cá nhưng bất ngờ nó hất tung cái trứng ra khỏi chén cơm. Giận quá, ông đã vung tay đánh và quát nó. Nếu đọc đến cảnh này, nhiều người sẽ thấy Thu thật ương bướng. Nhưng thực ra hành động của Thu lại thể hiện một tình yêu thương sâu sắc với cha. Vì đối với Thu lúc bây giờ, thì cha đẹp lắm. Người cha lúc này của Thu lại có một vết sẹo trên mặt, điều ấy khiến cô bé nghi ngờ. Chỉ khi được bà ngoại giảng thích về cái thẹo trên má ba, thì Thu mới vỡ lẽ đó thực là ba mình. Hình ảnh người cha thân yêu trên ảnh, người cha kính mến mà cô ghi sâu trong lòng, đến lúc ấy mới nhập vào người đang xưng ba có vết thẹo dài đây. Nhưng chỉ ngày mai là ba nó sẽ lại ra đi, không biết bao giờ mới trở về. Song đến giây phút cuối cùng, người đọc như được vỡ òa trong xúc động. Trước lúc ra đi, ông Sáu nhìn con đầy trìu mến: “Thôi ba đi nghe con”. Rồi bỗng nhiên, Thu chạy đến ôm chầm lấy ba nó và kêu lên tiếng: “Ba”. Tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Tiếng kêu bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải. Đó cũng là cái tiếng ba mà ông Sáu đã chờ đợi suốt tám năm trời xa con, đã chờ đợi suốt mấy ngày về bên con. Người cha ấy lúc này không cầm nổi nước mắt vì bất ngờ, vì sung sướng. Cùng với tiếng gọi ba là liên tiếp những hành động: “Vừa kêu vừa chạy xô tới nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, làn tóc tơ sau ót nó dựng đứng lên”. “Vừa ôm chặt lấy cổ ba, nó vừa nói trong tiếng khóc: “Ba…ba…không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con””. Thu hôn anh Sáu và “hôn cả vết thẹo dài trên má của ba”. Và khi nghe anh Sáu nói “Ba đi rồi ba về với con”, cô bé hét lên “Không” và “hai tay siết chặt cổ, dang cả hai chân quặp chặt lấy ba, đôi vai nhỏ run run”. Nó mếu máo “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba…”.

    Trong những ngày tháng ở chiến trường, ông Sáu vẫn đau đáu nhớ đến lời hứa với con. Khi kiếm được ngà voi, mặt ông “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Rồi ông “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc”, gò lưng tẩn mẩn khắc từng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Ông thường xuyên “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm mượt”. Chiếc lược ấy chính là cầu nối cho tình cảm cha con của ông Sáu, và cũng minh chứng cho tình phụ tử bất diệt. Nhưng chưa kịp đưa cho đứa con của mình thì ông Sáu đã hy sinh trên chiến trường. Trước khi chết, người cha ấy vẫn dùng chút hơi thở cuối cùng của mình, nhờ đồng đội trao tận tay cho đứa con gái. Qua “Chiếc lược ngà”, người đọc nhận ra hậu quả tình thẩn không nhỏ mà chiến tranh gây ra. Nó phần nào làm sứt mẻ, mất mát tình cảm gia đình, là niềm đau nhức nhối, dai dẳng trong lòng con người. Đây là đóng góp quan trọng của tác giả – Truyện còn giúp người đọc nhận ra đời sống tình cảm mãnh liệt của con người Việt Nam. Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không hủy diệt được tình cảm gia đình, tình cảm con người.

    Góp phần làm nên thành công của truyện phải kể đến việc xây dựng một tình huống truyện bất ngờ, độc đáo nhưng cũng đầy éo le, kết hợp với phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc. Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi” có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể chuyện vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.

    Tóm lại, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” chính là một trong những truyện ngắn tiêu biểu viết về tình cảm gia đình. Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng được một câu chuyện đầy cảm động về tình cha con.

    Trả lời

Viết một bình luận