Nêu cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay

Nêu cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay

0 bình luận về “Nêu cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay”

  1. Cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn:

    – Thân hình thoi, chi trước biến thành cánh → Cánh để bay, thân giảm sức cản không khí khi bay.

    – Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ. → giảm trọng lượng cơ thể.

    – Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng → giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay. 

    – Chi sau 3 ngón trước, một ngón sau, có vuốt → bám chắc vào cành cây khi hạ cánh

    – Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng → đầu nhẹ.

    – Cổ dài, khớp với đầu và thân. → linh hoạt, quan sát tốt khi bay.

    Bình luận
  2. Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay:

       – Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay.

       – Chi trước trở thành cánh: để bay.

       – Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ: giảm trọng lượng cơ thể.

       – Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay.

       – Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.

       – Cổ dài, đầu linh hoạt: quan sát tốt khi bay.

       – Chi sau 3 ngón linh hoạt: bám chắc vào cành cây khi hạ cánh

    Chúc bạn học tốt!Nếu được cho mình xin CTLHN nhé!

    Bình luận

Viết một bình luận