Nếu chứng minh hoà khí Đông A của 2 bài PGVK và SNNN giúp em ạ

Nếu chứng minh hoà khí Đông A của 2 bài PGVK và SNNN giúp em ạ

0 bình luận về “Nếu chứng minh hoà khí Đông A của 2 bài PGVK và SNNN giúp em ạ”

  1. A. MỞ BÀI

    – giới thiệu tinh thần hào khí Đông A qua 2 tác phẩm

    – giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm “sông núi Nước Nam” và “phò giá về kinh”

    B. THÂN BÀI

    – giải thích: hào khí Đông A là hào khí đời Trần (chữ Đông và chữ A trong tiếng Hán ghép lại thành chữ Trần). Cụm thuật ngữ này từ lâu đã được dùng để chỉ cái không khí oai hùng, hào sảng của thời Trần (thời kì mà chúng ta có những chiến công lừng lẫy khi cả ba lần đều đánh tan sự xâm lược của giặc Nguyên- Mông).

    – Chứng minh qua Sông núi nước Nam:

    a. Câu thứ nhất: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”

    – Nam đế: hoàng đế nước Nam – ngang hàng với hoàng đế các nước phương Bắc, qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc.

    – Tác giả khẳng định người Nam phải ở nước Nam.

    – Vua Nam thì phải ở nước Nam.

    – Đã phân định rõ ràng vêc chủ quyền và lãnh thổ.

    b. Câu thứ hai: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

    – Thiên thư: sách trời – Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi và không bất cứ ai có thể thay đổi được điều đó (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý).

    – Tác giả khẳng định rằng chủ quyền này đã được định rõ ở sách trời.

    – Tác giả được thể hiện được chân lí sống, chân lí lẻ thường tình.

    – Sự xâm lược của các nước khác là sai lầm.

    ⇒ Khẳng định niềm tin, ý chí về chủ quyền dân tộc, tinh thần tự lập, tự chủ, tự cường của dân tộc.

    c. Câu thứ ba: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”

    – Kết cấu câu hỏi nhằm mục đích khẳng định nền độc lập dân tộc, khẳng định niềm tin chiến thắng của dân tộc ta.

    – Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người – “nghịch lỗ”.

    – Thể hiện sự căm thù giặc sâu sắc của tác giả.

    d. Câu cuối cùng: “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

    – Tác giả cảnh cáo rằng làm trái sách trời sẽ bị quả báo.

    – Khẳng định lại một lần nữa chủ quyền của mình.

    => Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại không chỉ vì trái đạo trời mà còn vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng. Thể hiện khí chất mạnh mẽ, mang tầm vóc đất trời, xứng đáng là một hào khí Đông A.

    – Chứng minh qua Phò giá về kinh:

    a. Hai câu thơ đầu của bài thơ: Hào khí chiến thắng của dân tộc (Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương, Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử)

    – Hai câu đầu nói về chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta, trong đó có sự góp sức của tác giả, mang tính thời sự nóng hổi.

    – Nêu lên địa danh xảy ra trận chiến: Dùng phép liệt kê và phép đối để làm nổi bật hai chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử.

    – Các động từ mạnh “đoạt”, “cầm” với nhịp điệu ngắn, nhanh diễn tả diễn tả sức mạnh hào hùng và không khí chiến thắng của dân ta.

    – Hai câu thơ có cách diễn đạt rất khác nhau, một câu thì hào hùng khí thế,một câu thì mạnh mẽ, kiên cường.

    ⇒ Hai câu thơ đầu ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống quân Mông – Nguyên xâm lược, qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc.

    b. Hai câu thơ sau: Khát vọng muôn đời thái bình, thịnh trị (Buổi thái bình nên gắng hết sức, (Thì) muôn đời (có) giang sơn này)

    – Hai câu thơ sau kêu gọi nỗ lực phấn đấu chiến đấu và xây dựng đất nước trong cảnh thái bình: “thái bình tu trí lực”.

    – Tác giả nêu lên quan niệm sâu sắc về lòng yêu nước, hòa bình, hòa bình không chỉ không có chiến tranh mà còn xây dựng dất nước vững bền và giàu mạnh.

    – Khẳng định sự bền vững, thịnh trị của đất nước: “vạn cổ thử giang san”.

    – Đó không chỉ là khát vọng của một người mà là mong ước, khát khao của toàn dân tộc.

    => Thể hiện sự sáng suốt của vị cầm quân lo việc lớn và khát vọng đất nước thái bình thịnh trị.

    C. KẾT BÀI

    Khẳng định giá trị của 2 bài thơ và hào khí của cả dân tộc.

    Bình luận

Viết một bình luận