Nêu công lao của Phạm Ngũ Lão trong 3 lần chống quân Mông – Nguyên
0 bình luận về “Nêu công lao của Phạm Ngũ Lão trong 3 lần chống quân Mông – Nguyên”
là danh tướngnhà Trầntronglịch sử Việt Nam. Ông là người góp công rất lớn trong cả hai cuộckháng chiến chống Mông-Nguyênlần thứ hainăm 1285 vàlần thứ banăm 1288. Đương thời, danh tiếng của ông chỉ xếp sauHưng Đạo VươngTrần Quốc Tuấn – người được xem như vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử quân sự phong kiến Việt Nam.
Cuộc đời và sự nghiệp
Phạm Ngũ Lão, người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào,Hải Dương(nay thuộc huyệnÂn Thi, tỉnhHưng Yên,Việt Nam). Theo sáchTông phả kỷ yếu tân biêncủa Phạm Côn Sơn dẫn gia phảhọ Phạm, ông là cháu 8 đời của tướngPhạm Hạpthờinhà Đinh. Ngay từ thuở nhỏ, cậu bé Ngũ Lão đã tỏ ra khác thường, tính tình khẳng khái. Khi ở làng có người đỗTiến sĩ(Bùi Công Tiến) tổ chức ăn mừng, cả làng kéo đến, riêng Ngũ Lão thì không. Người mẹ hỏi con tại sao không đến, Ngũ Lão thưa với mẹ: chí làm trai phải lập công danh rạng rỡ non sông mà con chưa lập được bằng người, đi mừng người ta nhục lắm. Cũng thời gian ấy,Hưng Đạo Vươngcó việc quân qua vùng đất Phù Ủng. Phạm Ngũ Lão đang ngồi đan sọt ngoài đường mải nghĩ về cuốn sách Binh thư nên không biết quan quân trảy đến. Một người lính dẹp đường quát mãi, chàng trai đan sọt vẫn cứ ngồi yên. Người lính bèn dùng giáo xuyên vào đùi kẻ cản đường, vậy mà người đan sọt cứ như không. Tướng công thấy vậy bèn ra nói chuyện với chàng trai.Qua đối đáp trôi chảy của chàng trai nông dân, Tướng công thầm hiểu đây sẽ là một vị lương tướng của triều đình. Ông sai lính lấy thuốc trị vết thương rồi cho mời về triều.
Sau khi về kinh đô, Hưng Đạo Vương tiến cử Phạm Ngũ Lão lên Triều đình với chức cai quản quân Cấm vệ. Vệ sĩ biết ông là nông dân thì không phục bèn xin tâu được cùng ông thử sức. Phạm Ngũ Lão bằng lòng, nhưng trước khi vào đấu sức, ông xin về quê 3 tháng. Về quê, ngày nào Phạm Ngũ Lão cũng ra cái gò lớn ngoài đồng, đứng cách một tầm mà nhảy lên, nhảy mãi cho đến khi cái gò bị sạt mất một nửa. Hết hạn, ông trở về cấm thành, cùng các vệ sĩ so tài. Thấy ông tiến thoái như bay, tay đấm, chân đá thoăn thoắt, xem ra sức có thể địch nổi cả vài chục người. Từ đó, quân vệ sĩ bái phục ông.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285), Phạm Ngũ Lão cùng Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền lớn của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, ông phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường rút chạy lên biên giới phía Bắc của chúng.
Trong kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba (1287-1288), Phạm Ngũ Lão cùng các tướng bày trận phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng, truy đuổi cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.
Ngoài ra, Phạm Ngũ Lão còn ba lần cất quân đi trừng phạt quân Ai Lao, hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành. Theo những tư liệu lịch sử còn lưu lại đến nay, suốt sự nghiệp cầm quân lừng lẫy của mình, Phạm Ngũ Lão chưa hề thất bại.
là danh tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người góp công rất lớn trong cả hai cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1288. Đương thời, danh tiếng của ông chỉ xếp sau Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – người được xem như vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử quân sự phong kiến Việt Nam.
Cuộc đời và sự nghiệp
Phạm Ngũ Lão, người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hải Dương (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam). Theo sách Tông phả kỷ yếu tân biên của Phạm Côn Sơn dẫn gia phả họ Phạm, ông là cháu 8 đời của tướng Phạm Hạp thời nhà Đinh. Ngay từ thuở nhỏ, cậu bé Ngũ Lão đã tỏ ra khác thường, tính tình khẳng khái. Khi ở làng có người đỗ Tiến sĩ (Bùi Công Tiến) tổ chức ăn mừng, cả làng kéo đến, riêng Ngũ Lão thì không. Người mẹ hỏi con tại sao không đến, Ngũ Lão thưa với mẹ: chí làm trai phải lập công danh rạng rỡ non sông mà con chưa lập được bằng người, đi mừng người ta nhục lắm. Cũng thời gian ấy, Hưng Đạo Vương có việc quân qua vùng đất Phù Ủng. Phạm Ngũ Lão đang ngồi đan sọt ngoài đường mải nghĩ về cuốn sách Binh thư nên không biết quan quân trảy đến. Một người lính dẹp đường quát mãi, chàng trai đan sọt vẫn cứ ngồi yên. Người lính bèn dùng giáo xuyên vào đùi kẻ cản đường, vậy mà người đan sọt cứ như không. Tướng công thấy vậy bèn ra nói chuyện với chàng trai.Qua đối đáp trôi chảy của chàng trai nông dân, Tướng công thầm hiểu đây sẽ là một vị lương tướng của triều đình. Ông sai lính lấy thuốc trị vết thương rồi cho mời về triều.
Sau khi về kinh đô, Hưng Đạo Vương tiến cử Phạm Ngũ Lão lên Triều đình với chức cai quản quân Cấm vệ. Vệ sĩ biết ông là nông dân thì không phục bèn xin tâu được cùng ông thử sức. Phạm Ngũ Lão bằng lòng, nhưng trước khi vào đấu sức, ông xin về quê 3 tháng. Về quê, ngày nào Phạm Ngũ Lão cũng ra cái gò lớn ngoài đồng, đứng cách một tầm mà nhảy lên, nhảy mãi cho đến khi cái gò bị sạt mất một nửa. Hết hạn, ông trở về cấm thành, cùng các vệ sĩ so tài. Thấy ông tiến thoái như bay, tay đấm, chân đá thoăn thoắt, xem ra sức có thể địch nổi cả vài chục người. Từ đó, quân vệ sĩ bái phục ông.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285), Phạm Ngũ Lão cùng Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền lớn của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, ông phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường rút chạy lên biên giới phía Bắc của chúng.
Trong kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba (1287-1288), Phạm Ngũ Lão cùng các tướng bày trận phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng, truy đuổi cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.
Ngoài ra, Phạm Ngũ Lão còn ba lần cất quân đi trừng phạt quân Ai Lao, hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành. Theo những tư liệu lịch sử còn lưu lại đến nay, suốt sự nghiệp cầm quân lừng lẫy của mình, Phạm Ngũ Lão chưa hề thất bại.