nêu đặc điểm, tác hại, con đường xâm nhập vật chủ của sán lá máu, sán bã trầu, sán dày send help=( miễn là có trả lời tớ sẽ đánh giá sao và cảm ơn ch

By Alaia

nêu đặc điểm, tác hại, con đường xâm nhập vật chủ của sán lá máu, sán bã trầu, sán dày
send help=( miễn là có trả lời tớ sẽ đánh giá sao và cảm ơn cho ạ

0 bình luận về “nêu đặc điểm, tác hại, con đường xâm nhập vật chủ của sán lá máu, sán bã trầu, sán dày send help=( miễn là có trả lời tớ sẽ đánh giá sao và cảm ơn ch”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    – Sán lá máu thuộc một chi các loài giun dẹp. Chúng thường sống ở những nơi có nguồn nước ô nhiễm. Chúng xâm nhập qua da của con người khi da tiếp xúc với môi trường nước ô nhiễm. Vì chúng ký sinh trong máu người nên được gọi là sán lá máu. Sán lá máu vào cơ thể người bao giờ cũng có hai con. Con đực nằm ngoài và con cái nằm trong. Chúng sinh sản bằng cách tiếp hợp. 

    Sán bã trầu sống trong ruột chứ không phải là gan như các loài sán lá gan, trong trường hợp nhiễm nặng chúng cũng có thể được tìm thấy trong dạ dày và vùng dưới của ruột. Sán bã trầu có tên khoa học là Fasiolopsis buski. Kích thước dài 2-7,5 cm, rộng 8-20mm, dày 0,5-3mm. Đối tượng là người và lợn (ký sinh ở tá tràng người và ruột non lợn). Lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Vật chủ trung gian là ốc gạo, ốc mút. Cơ quan sinh dục phát triển.

    Trả lời
  2. sán lá máu

    đặc điểm: Thân sán không dẹt, không có hình  cây. Sán đực: 10 – 15 x 1 mm, phần trước thân hình ống, chiếm 1/5 chiều dài của thân; phần sau thân dẹt, hai bờ mỏng, cuộn gấp lại như lòng máng chiếm 4/5 chiều dài thân.

    tác hại: Những con sán lá nhỏ sống trong máu của thân chủ là người và gây ra bệnh máu nhiễm giun. Vốn sống trong nước, sán lá máu xuyên qua da của người mỗi khi họ tiếp xúc với nước bị ô nhiễm. Chúng là nguyên nhân gây viêm nhiễm ký sinh trùng (sưng) và tổn thương các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan

    con đường xâm nhập: Sán lásán (lây xâm nhập vào cơ thề chủ yếu qua con đường tiêu hóa. Riêng sán lá máu, ấu trùng thâm nhập qua da. 

    sán bã trầu

    đặc điểm: Sán bã trầu có tên khoa học là Fasiolopsis buski. Kích thước dài 2-7,5 cm, rộng 8-20mm, dày 0,5-3mm. Đối tượng là người và lợn (ký sinh ở tá tràng người và ruột non lợn). Lây nhiễm qua đường tiêu hóa

    tác hại: Gây bệnh sán lá ruột lợn

    con đường xâm nhập:Sán bã trầu: lây nhiễm qua đường tiêu hóa.

    sán dày

    đặc điểm: Cấu tạo và đặc điểm của sán dây: -Miệng có giác bám, thích nghi với hoạt động bám giữ vào thành ruột, hút chất dinh dưỡng của cơ thể. -Cơ thể dẹp để dễ luồn lách vào các khe trong cơ thể. … -Ruột tiêu tiêu giảm, bề mặt cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng do có chiều dài và cơ thể dẹp.

    tác hại : Bệnh do sán dây bò là bệnh ký sinh trùng phổ biến tại Việt Nam, bệnh truyền sang người chủ yếu do ăn uống. Sán dây bò chiếm thức ăn làm suy yếu cơ thể, đồng thời gây tổn thương tại ruột, viêm ruột, rối loạn tiêu hoá… đặc biệt gây ra cảm giác ghê sợ khi người bệnh nhìn thấy đốt sán chui ra khỏi hậu môn, bò ra ngoài.

    con đường xâm nhập : sán dây lây xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua con đường tiêu hóa. 

    hơi dài, nhưng đây là công sức của mik mong bn cho ctlhn

    Trả lời

Viết một bình luận