Nêu diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938: +Sự chuẩn bị +cách đón

Nêu diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938: +Sự chuẩn bị
+cách đóng cọc

0 bình luận về “Nêu diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938: +Sự chuẩn bị +cách đón”

  1. Sự chuẩn bị: 

    – Chọn sông Bạch Đằng làm trận địa tiêu giệt giặc.

    – Xây dựng trận địa cọc ngầm ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển.

    – Chủ động đón đánh quân xâm lược

    – Bố trí quân mai phục ở hai bên bờ sông.

    + Cách đóng cọc:

    – Cọc được vận chuyển bằng thuyền ra cửa sông lúc thuỷ triều lên.

    – Công tác hạ cọc được tiến hành lúc thuỷ triều xuống, hạ cọc bằng phương pháp thủ công (bằng tay không):

    + Dùng tay xoay cho cọc tự cắm xuống bùn, gốc cây lim thường nặng hơn ngọn nên được cắm xuống bùn.

    + Kết hợp giữa trọng lượng của cọc và sức nước lúc thuỷ triều rút để cọc cắm xuống lớp bùn đáy sông với góc nghiêng khoảng 45 độ.

    + Công nhân chỉ làm công tác định vị cọc xuống lòng sông, hạ cọc bằng cách xoay cho cọc cắm vào lớp bùn dưới lòng sông, phần còn lại do thủy triều trên sông Bạch Đằng.

    XIN CÂU TL HAY NHẤT

    Bình luận
  2.  Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

    – Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

    – Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

    – Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

    – Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

    Bình luận

Viết một bình luận