Nêu diễn biến chính của giai đoạn 1418-1423 của cuộc khởi nghĩa lam sơn

Nêu diễn biến chính của giai đoạn 1418-1423 của cuộc khởi nghĩa lam sơn

0 bình luận về “Nêu diễn biến chính của giai đoạn 1418-1423 của cuộc khởi nghĩa lam sơn”

  1. diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1410-1423

    -giữa năm 1418, quân Minh huy động lực lượng bao vây Chí Linh, quyết bắt được Lê Lợi, trong tình hình đó, Lê Lai đã giả thành Lê Lợi chỉ huy 1 số quân liều chết phá vòng vây. Lê Lai và quân sĩ hi sinh, quân Minh tưởng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

    -cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua rất nhiều khó khăn, thiếu lương thực, đói rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa để nuôi quân.

    -mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 – 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

    Bình luận
  2. – Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

    – Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.

    – Giữa năm 1418, nhà Minh huy động quân bao vây căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi.

    – Trong hoàn cảnh nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

    – Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.

    – Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

    Bình luận

Viết một bình luận