Nêu diễn biến tâm trạng của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. ——— Giúp mình với ạ, không chép mạng nghen. Tầm 1-2 mặt giấy ạ

By Savannah

Nêu diễn biến tâm trạng của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
———
Giúp mình với ạ, không chép mạng nghen. Tầm 1-2 mặt giấy ạ

0 bình luận về “Nêu diễn biến tâm trạng của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. ——— Giúp mình với ạ, không chép mạng nghen. Tầm 1-2 mặt giấy ạ”

  1.   qua đoạn trích ‘tức nước vỡ bờ’ của tác giả NTT, ta thấu hiểu được cuộc sống của người nông dân nghèo trong xã hội phong kiến xưa, đồng thời phê phán, đánh giá về giai cấp thống trị tàn ác, hách dịch. song vẫn thể hiện sức mạnh của người nông dân khi bj đẩy đến đường cùng, họ vẫn đứng lên chống lại để đòi cuộc sống bình yên công bằng cho mình.

       gia đình chị Dậu thuộc loại nghèo bậc nhất nhì trong hạn cùng đinh, phần vì nhà nghèo, phần lại vì chỗ sưu thuế vô lí mà chế độ đưa ra. vì thiếu sưu thuế, anh Dậu bị đánh thập tử nhất sinh, mọi việc trong nhà đổ dồn vào tay chị Dậu, chị phải chạy ngược chạy xuôi nhưng vẫn không đủ tiền xây sở, hoàn cảnh vô cùng cơ cực, khốn khổ…may sao bà lão hàng xóm tốt bụng cho 1 nắm gạo nấu cháo, thế nhưng người nhà thì đông mà cháo thì chẳng có là bao, chị Dậu vẫn phải nhịn để dành cháo cho chồng và những đứa con, một người phụ nữ chung thủy, đảm đang đáng lẽ ra phải nhận được 1 cuộc sống hạnh phúc nhưng trái lại thì chị chỉ có cuộc sống bấp bênh, khốn đốn, chị là tiêu biểu cho người dân sống trong xã hội cũ bị áp bức bóc lột.

       vì thuế nặng, chị phải bán con chó, day dứt xót xa bán đi chính đứa con gái ruột mà mình đứt ruột đẻ ra…thế nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó, bọn hào lí còn bắt anh Dậu phải đóng thuế cho người em đã khuất… đau khổ thay anh Dậu lại bị lôi ra đánh, thương xót chồng mà không thể làm j được. lúc đầu, chị hạ mình van xin tên cai lệ tha cho chồng mình, nhưng hắn nào coi chị ra j, hắn bịch luôn mấy bịch vào ngực chị rồi sấn sổ bước tới trói anh Dậu, dần dần chị thay đổi thái độ kể từ cách xưng hô, mới đầu là ông- cháu, rồi tới ông-tôi…nhưng khi bước vào đường cùng, sự tôn nghiêm đã không còn, chị quay ra xưng bà-mày, thể hiện sự khinh bỉ tới cực độ, chị xông vào đánh nhau với chúng, lúc này chị đã không còn khiêm nhường chúng, dường như đã đưa mình lên 1 vị trí cao hơn cả họ, khi nỗi uất ức và sự nhẫn nhịn đạt tới đỉnh điểm thì họ sẽ sẵn sàng vùng dậy đấu tranh đòi lại công lí cho chính mình dù không có ai chống đỡ.

       đoạn trích này thuật lại hoàn cảnh diễn biến tâm trạng của chị Dậu khi bị lũ tai sai áp bức bóc lột nặng nề đã đứng dậy chống lại. qua đó thể hiện rõ sức mạnh của người nông dân trong cảnh khó khăn sẽ có 1 sức mạnh phi thường giúp họ bỏ qua mọi nguy nan trước mắt để bảo vệ chính những người mà họ yêu thương.

    Trả lời
  2. Trước cách mạng tháng Tám cuộc sống con người rơi vào cảnh lầm than. Con người ta bị dồn vào đường cùng, chà đạp không thương xót. Có người bị hoàn cảnh khuất phục dẫn đến mất đi nhân tính, đánh mất bản chất vốn có của mình, có người cố vùng vẫy để không tự vấy bẩn nhân cách cao đẹp của mình nhưng rồi dù có dẫy dụa cũng không thể cứu vớt được cuộc sống không cùng ấy vậy nên họ chọn cách tự tước đoạt đi mạng sống của mình, khác hẳn với những người trên kia có người lại cố tự thoát ra khỏi bi kịch của đời mình, van xin không được, chịu nhục chịu đau cũng không được nên con người ta tự vùng mình lên đánh trả. Họ đánh cược cuộc đời mình vào ván bài đã biết trước kết quả nhưng họ vẫn làm, vì con người ai cũng có giới hạn của mình, và sức mạnh của tình yêu đã mách bảo họ phải vùng dậy, đập tan cái thứ dơ bẩn đang chà đạp cuộc sống của mình. Đó là Chị Dậu trong đoạn trích ” Tức nước vỡ bờ”, một người phụ nữ lương thiện nhưng lại rơi vào bi kịch cuộc sống như biết bao con người khốn khổ khác trong xã hội cũ, trong đoạn trích Ngô Tất Tố đã thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật chị Dậu.

    Con người sống trên đời ai ai cũng có quyền bình đẳng, quyền được làm chủ cuộc sống của mình. Quyền được sống là quyền cơ bản của con người vậy tại sao trong cái xã hội thối nát kia con người ta lại phải trả tiền cho việc mình được sống. Hằng ngày con người ta phải lao động cực nhọc, cơm còn chẳng có mà ăn nhưng họ vẫn phải đóng đủ mọi thứ thuế, ăn ở dè dặt, dành dụm mãi nhưng may ra cũng chỉ đủ ăn, người ta làm để nuôi thân và tuyệt nhiên không sống phụ thuộc vào ai, không cần ai bảo vệ mạng sống của họ vậy tại sao họ lại phải đóng thuế cho việc mình được sống? Nghe đến đây đã thấy sự hèn hạ và phi lý của cái xã hội thối nát cũ rồi nhưng điều đáng hận mới chỉ thực sự bắt đầu. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vẽ lên đỉnh điểm của sự phẫn nộ trong lòng người đọc.

    Mở đầu đoạn trích có thể là tiếng thở phào nhẹ nhõm của chị Dậu khi đã chạy ngược chạy xuôi gom góp đủ tiền để nộp sưu cho chồng, tưởng rằng sau đó sẽ là cuộc sống yên bình, một kết thúc có hậu cho đôi vợ chồng khốn khổ ấy nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì nụ cười phải chợt tắt. Người đàn bà bất hạnh kia lại phải đóng thêm suất sưu cho em chồng, người bất hạnh đã chết vì sự chà đạp của xã hội ấy. Khốn nạn thay, nực cười cho sự vô lý của xã hội ấy, người sống dở chết dở còn phải đóng thuế cho người chết chỉ vì lòng tham không đáy của bọn quan lại nhũng nhiễu, vô lương tâm. Chỉ vì trước khi chết người ta có cố thở thêm vài cái và khốn nạn thay lại chót thở sang năm mới.

    Chỉ vì cậu em chồng bất hạnh ấy mà cả nhà chị Dậu đâm ra bất hạnh thêm theo, trong khi chồng chị còn đang sống dở chết dở nửa tỉnh nửa mê nằm bất động ngoài kia thì tai họa lại ập đến. Chị ngày đêm chăm sóc chồng, hết mực săn sóc để anh ấy mau khỏe lại, hồi phục sức khỏe thế nhưng khi người đàn ông ấy vừa cầm bát cháo lên chuẩn bị ăn thì bọn “chó tay sai” kia lại ập đến. Chúng hống hách, mặc kệ trời đất, mặc kệ người đàn bà khốn khổ kia đang thành khẩn van nài, chị quỳ lạy van xin, vứt bỏ lòng tự trọng và van xin hết mức nhưng lại phải nhận lại những lời lẽ khinh bỉ không chút cảm xúc, bọn phong kiến xưa nay đâu coi ai ra gì, dân đen như chị chỉ giống như loại cỏ rác để cho chúng chà đạp, lời nói của chị chẳng đáng để chúng phải suy nghĩ vậy nên chúng cứ mặc sức mà hống hách, chà đạp lên những sinh mạng bé nhỏ.

    Trót sinh ra trong xã hội lầm than nên con người phải học cách sống cúi đầu, vậy là chị Dậu cứ thành khẩn van nài, những tiếng kêu oan đầy thành khẩn “Hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất” thế nhưng dường như bọn tay sai tàn ác dường như không hiểu được tiếng người để rồi chúng lại lên giọng nói triết lý “Mày định nói cho mày nghe đấy à? Sưu của Nhà nước mà dám mở mồm xin khất”. Sao lại có chuyện ngược đời như vậy, nhà nước nào mà lại chèn ép dân lành đến như vậy, cái loại nhà nước kiểu gì mà chà đạp con người bóc lột kiệt quê đến như thế. Chúng chỉ là những con quỷ hút máu, nhưng con sói dại hung hăng nhăm nhe ăn thịt con mồi chứ không hơn không kém.

    Con người nhỏ bé ấy vẫn tha thiết van nài mong chờ sự cảm thông hay dù chỉ là một chút lòng thương hại từ kẻ săn mồi kia, mặc cho đã cố gắng, đã hạ mình nhục nhã hết mức có thế nhưng nhẫn tâm thẳng tay lao đến định bắt anh Dậu. Chị có van xin, có nài nỉ thành khẩn đấy nhưng nhận lại là những lời lẽ vô cảm, chị bị những phát đòn thẳng tay từ tay cai lệ không hiểu tiếng người. Chị Dậu tuy nghèo chứ không hèn, van nài nhục nhã nhưng không phải là chịu khuất phục, chị cũng có giới hạn của mình, người ta bảo “con giun xéo lắm cũng quằn”, con người ta khi bị chà đạp quá mức và không còn gì để mất ắt hẳn sẽ vùng lên và đó là bản năng vốn có của con người. Ngọn lửa trong chị bỗng chốc bùng cháy dữ dội, cơn thịnh nộ từ người đàn bà đã buông bỏ tất cả để cứu lấy chồng mình đã thức tỉnh, từ cách xưng hô ” cháu- ông” nay đã chuyển thành ” bà – mày”.

    Nói không được, van xin cũng không tha nên chị chỉ còn cách chống cự, đâu ai dễ dàng để bọn ác nhân hành hạ người thân của mình ngay trước mắt, và sức mạnh của tình yêu thương đã thôi thúc chị phải vùng dậy đấu tranh. Vậy là chị đã túm cổ tên cai lệ ấn dúi ra phía cửa, mạnh mồm hung hăng thế nhưng tên cai lệ cũng chỉ là một thằng nghiện ngập dặt dẹo nên trước cái đẩy đầy phẫn nộ của chị Dậu hắn đã ngã chỏng quèo, tiếp đó chị túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái làm hắn ngã nhào ra thềm, trông lũ ác nhân hùng hổ lúc đó chẳng khác gì một mớ hỗn độn yếu ớt và thảm hại, điều đó thật khiến cho người đọc hả lòng hả dạ.

    ” Tức nước vỡ bờ” quả đúng là một nhan đề hoàn toàn phù hợp cho đoạn trích. Diễn biến tâm lí nhân vật chị Dậu diễn ra nhanh nhưng hoàn toàn phù hợp với tình huống truyện, từ khép nép van nài và kết thúc là cao trào đỉnh điểm, cơn phẫn nộ của con người cùng cực đã dẫn đến hành động đáp trả bọn tay sai tàn ác. Và đó cũng là quy luật của cuộc sống nhân quả, tức nước ắt sẽ vỡ bờ.

    VOTE MK 5 SAO NHÉ THACK YOU!!!

    Trả lời

Viết một bình luận