Nêu duy nghĩ bài học khi học xong tinh thần yêu nc của nhân dận ta và sống chết mặc bay
0 bình luận về “Nêu duy nghĩ bài học khi học xong tinh thần yêu nc của nhân dận ta và sống chết mặc bay”
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu
Sống chết mặc bay
Qua truyện “Sống chết mặc bay”, Phạm Duy Tốn đã khắc họa chân dung về tên quan phụ mẫu thờ ơ, vô trách nhiệm trước tình cảnh thống khổ của nhân dân. Trong đêm mưa gió, người dân hết sức khẩn trương tìm cách giữ đê thì quan ngồi trong đình cao vững chãi, người hầu kẻ hạ đi lại rộn ràng, có người quỳ dưới đất gãi chân. Ngài đang uy nghi, chễm chệ bận chơi cuộc tổ tôm với đám quan lại nịnh hót. Vì cuộc chơi “hao sức” đó nên ngài được quân lính chuẩn bị yến hấp đường phèn, trầu vàng, rễ tía để thưởng thức. Xung quanh ngài là bao châu báu quý giá, nào ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà. Đó là hình hài của viên quan ăn chơi, sa đọa, chỉ lo hưởng thụ cho bản thân, đối ngược hoàn toàn với những con người ướt như chuột lột, đang gào thét, rầu rĩ, tuyệt vọng giữa mưa bão. Sự đối lập đó dường như càng tăng lên, bởi quan vẫn nghe thấy ngoài kia là nghìn sầu muôn thảm nhưng vẫn thờ ơ, vì điều đó không đáng bận tâm bằng ván bài của quan. Ván bài có ma lực mãnh liệt cùng lũ quan xu nịnh xung quanh đã khiến vị quan quên đi trách nhiệm của mình cùng dân hộ đê, bỏ mặc mạng sống và tài sản, của cải của người dân. Mối quan tâm của ngài giờ đây làm sao ù to được ván bài, ngài vẫn ung dung xơi xong bát yến, vỗ râu rung đùi chờ đến lượt hạ bài. Và khi người dân chạy vào bẩm báo, như tiếng van xin quan hãy vì dân mà cứu đê thì ngài đã lớn giọng quát, dọa nạt bỏ tù. Quan phụ mẫu yêu nước, thương dân là như vậy đó sao? Người dân còn biết trông cậy vào ai? Bộ mặt thờ ơ, vô cảm của tên quan như lời tố cáo mạnh mẽ của tác giả với chế độ thực dân nửa phong kiến, Họ kiếm sống trên mồ hôi nước mắt, thậm chí là xương máu của người dân nhưng bỏ mặc, vô trách nhiệm, nhẫn tâm với mạng sống của bao người đau khổ. Bằng nghệ thuật tương phản, ngôn ngữ sinh động, tác giả đã vạch trần bộ mặt thật của những tên quan lại trong triều phong kiến mục nát lúc bấy giờ. Qua đó ta càng thêm xót thương, đồng cảm với nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội cũ.
Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là đoạn trích trong văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đoạn trích này, tác giả khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước đó được thể hiện rõ ràng nhất, rực rỡ nhất trong những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Đoạn trích cũng phản ánh thái độ trân trọng, tự hào của tác giả trước truyền thống ấy. Phần mở bài nêu lên vấn đề được đưa ra nghị luận: Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta… nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Trong cuộc sống chiến đấu, trong xây dựng biểu hiện của lòng yêu nước rất phong phú và đa dạng, ở bài viết này, tác giả nhấn mạnh đến lòng yêu nước ở các cuộc chống ngoại xâm bởi nó được bộc lộ mạnh mẽ nhất, cụ thể nhất. Đặc điểm lịch sử của đất nước ta là luôn phải đương đầu với giặc ngoại xâm nên rất cần đến lòng yêu nước và tinh thần xả thân vì nước. Trên thực tế, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, đòi hỏi phải phát huy cao độ tinh thần thi đua yêu nước của toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiệt liệt biểu dương những gương sáng về lòng yêu nước. Để khẳng định sức mạnh vĩ đại của lòng yêu nước, tác giả đã mượn một hình ảnh hoành tráng có tính chất tượng trưng để so sánh: … lòng yêu nước kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lòng yêu nước được nhắc lại nhiều lần (bằng đại từ thay thế nó), kết hợp với các động từ có khả năng gợi cảm lớn như: kết thành, lướt qua, nhấn chìm… làm nổi bật sức mạnh không gì ngăn cản nổi của lòng yêu nước. Âm hưởng hào hùng của câu văn làm rung động trái tim muôn người. Cảm xúc sôi nổi, nhiệt thành, khâm phục và rất đỗi tự hào của Chủ tịch Hồ Chí Minh bộc lộ rõ trong từng câu, từng chữ. Ở phần thân bài, để chứng minh cho nhận định trên, tác giả đã đưa ra những chứng cứ hùng hồn trong lịch sử giữ nước và trong thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp để chứng minh. Đó là những tấm gương yêu nước sáng soi muôn đời của các vị anh hùng dân tộc nổi tiếng: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,,.. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là bốn ngàn năm kế thừa và phát huy liên tục truyền thống yêu nước. Lòng yêu nước như một mạch ngầm thiêng liêng không bao giờ vơi cạn trong dòng máu mỗi người dân đất Việt. Giờ đây, nó được biểu hiện thành những hành động thiết thực: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước. Trong đoạn cuối văn bản, tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh đặc sắc để cụ thể hóa khái niệm trừu tượng, giúp người đọc, người nghe hiểu được một cách dễ dàng: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. Bác đã phân tích rõ hai trạng thái của tinh thần yêu nước là tiềm tàng, kín đáo và sôi nổi, mãnh liệt. Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng và hệ thông dẫn chứng chân thực, bài văn có sức thuyết phục rất lớn. Nhiều thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng như so sánh, liệt kê, lặp cấu trúc câu và hàng loạt động từ có khả năng gợi cảm cao… làm cho câu văn trở nên nhịp nhàng, cân đối, khỏe khoắn. Do vậy mà âm hưởng bài văn hào hùng như âm hưởng của một lời hịch kêu gọi, khích lệ toàn dân đoàn kết một lòng đánh đuổi xâm lăng, bảo vệ chủ quyền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc. Bài văn đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong lòng mỗi người dân. Truyền thống anh dũng, bắt khuất là cơ sở vững chắc bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng. Ngày nay, bài văn trên vẫn còn nóng bỏng tính thời sự, có tác dụng động viên nhân dân Việt Nam vững bước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thân yêu.Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường. Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam. Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc… Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định. Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta
Sống chết mặc bay:
Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan”lòng lang dạ sói”. Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang “chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài” thì quan phụ mẫu – người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi “đứa con” của ngài chạy vào nói: “Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi!”, hắn còn quát vào mặt, đe doạ: “….Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?…” rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất.
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu
Sống chết mặc bay
Qua truyện “Sống chết mặc bay”, Phạm Duy Tốn đã khắc họa chân dung về tên quan phụ mẫu thờ ơ, vô trách nhiệm trước tình cảnh thống khổ của nhân dân. Trong đêm mưa gió, người dân hết sức khẩn trương tìm cách giữ đê thì quan ngồi trong đình cao vững chãi, người hầu kẻ hạ đi lại rộn ràng, có người quỳ dưới đất gãi chân. Ngài đang uy nghi, chễm chệ bận chơi cuộc tổ tôm với đám quan lại nịnh hót. Vì cuộc chơi “hao sức” đó nên ngài được quân lính chuẩn bị yến hấp đường phèn, trầu vàng, rễ tía để thưởng thức. Xung quanh ngài là bao châu báu quý giá, nào ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà. Đó là hình hài của viên quan ăn chơi, sa đọa, chỉ lo hưởng thụ cho bản thân, đối ngược hoàn toàn với những con người ướt như chuột lột, đang gào thét, rầu rĩ, tuyệt vọng giữa mưa bão. Sự đối lập đó dường như càng tăng lên, bởi quan vẫn nghe thấy ngoài kia là nghìn sầu muôn thảm nhưng vẫn thờ ơ, vì điều đó không đáng bận tâm bằng ván bài của quan. Ván bài có ma lực mãnh liệt cùng lũ quan xu nịnh xung quanh đã khiến vị quan quên đi trách nhiệm của mình cùng dân hộ đê, bỏ mặc mạng sống và tài sản, của cải của người dân. Mối quan tâm của ngài giờ đây làm sao ù to được ván bài, ngài vẫn ung dung xơi xong bát yến, vỗ râu rung đùi chờ đến lượt hạ bài. Và khi người dân chạy vào bẩm báo, như tiếng van xin quan hãy vì dân mà cứu đê thì ngài đã lớn giọng quát, dọa nạt bỏ tù. Quan phụ mẫu yêu nước, thương dân là như vậy đó sao? Người dân còn biết trông cậy vào ai? Bộ mặt thờ ơ, vô cảm của tên quan như lời tố cáo mạnh mẽ của tác giả với chế độ thực dân nửa phong kiến, Họ kiếm sống trên mồ hôi nước mắt, thậm chí là xương máu của người dân nhưng bỏ mặc, vô trách nhiệm, nhẫn tâm với mạng sống của bao người đau khổ. Bằng nghệ thuật tương phản, ngôn ngữ sinh động, tác giả đã vạch trần bộ mặt thật của những tên quan lại trong triều phong kiến mục nát lúc bấy giờ. Qua đó ta càng thêm xót thương, đồng cảm với nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội cũ.
Chúc Bạn Học Tốt
vote 5* và chọn câu trả lời hay nhất nha
????@dưak6????
????Của bạn đây nha????
Tinh thần yêu nc của nhân dân ta:
Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là đoạn trích trong văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Qua đoạn trích này, tác giả khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước đó được thể hiện rõ ràng nhất, rực rỡ nhất trong những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Đoạn trích cũng phản ánh thái độ trân trọng, tự hào của tác giả trước truyền thống ấy.
Phần mở bài nêu lên vấn đề được đưa ra nghị luận: Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta… nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Trong cuộc sống chiến đấu, trong xây dựng biểu hiện của lòng yêu nước rất phong phú và đa dạng, ở bài viết này, tác giả nhấn mạnh đến lòng yêu nước ở các cuộc chống ngoại xâm bởi nó được bộc lộ mạnh mẽ nhất, cụ thể nhất. Đặc điểm lịch sử của đất nước ta là luôn phải đương đầu với giặc ngoại xâm nên rất cần đến lòng yêu nước và tinh thần xả thân vì nước. Trên thực tế, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, đòi hỏi phải phát huy cao độ tinh thần thi đua yêu nước của toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiệt liệt biểu dương những gương sáng về lòng yêu nước.
Để khẳng định sức mạnh vĩ đại của lòng yêu nước, tác giả đã mượn một hình ảnh hoành tráng có tính chất tượng trưng để so sánh: … lòng yêu nước kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lòng yêu nước được nhắc lại nhiều lần (bằng đại từ thay thế nó), kết hợp với các động từ có khả năng gợi cảm lớn như: kết thành, lướt qua, nhấn chìm… làm nổi bật sức mạnh không gì ngăn cản nổi của lòng yêu nước. Âm hưởng hào hùng của câu văn làm rung động trái tim muôn người. Cảm xúc sôi nổi, nhiệt thành, khâm phục và rất đỗi tự hào của Chủ tịch Hồ Chí Minh bộc lộ rõ trong từng câu, từng chữ.
Ở phần thân bài, để chứng minh cho nhận định trên, tác giả đã đưa ra những chứng cứ hùng hồn trong lịch sử giữ nước và trong thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp để chứng minh. Đó là những tấm gương yêu nước sáng soi muôn đời của các vị anh hùng dân tộc nổi tiếng:
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,,.. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là bốn ngàn năm kế thừa và phát huy liên tục truyền thống yêu nước. Lòng yêu nước như một mạch ngầm thiêng liêng không bao giờ vơi cạn trong dòng máu mỗi người dân đất Việt. Giờ đây, nó được biểu hiện thành những hành động thiết thực:
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
Trong đoạn cuối văn bản, tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh đặc sắc để cụ thể hóa khái niệm trừu tượng, giúp người đọc, người nghe hiểu được một cách dễ dàng:
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Bác đã phân tích rõ hai trạng thái của tinh thần yêu nước là tiềm tàng, kín đáo và sôi nổi, mãnh liệt.
Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng và hệ thông dẫn chứng chân thực, bài văn có sức thuyết phục rất lớn. Nhiều thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng như so sánh, liệt kê, lặp cấu trúc câu và hàng loạt động từ có khả năng gợi cảm cao… làm cho câu văn trở nên nhịp nhàng, cân đối, khỏe khoắn. Do vậy mà âm hưởng bài văn hào hùng như âm hưởng của một lời hịch kêu gọi, khích lệ toàn dân đoàn kết một lòng đánh đuổi xâm lăng, bảo vệ chủ quyền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc.
Bài văn đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong lòng mỗi người dân. Truyền thống anh dũng, bắt khuất là cơ sở vững chắc bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng. Ngày nay, bài văn trên vẫn còn nóng bỏng tính thời sự, có tác dụng động viên nhân dân Việt Nam vững bước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thân yêu.Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường.
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.
Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc…
Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định.
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược.
Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây.
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta
Sống chết mặc bay:
Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan”lòng lang dạ sói”. Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang “chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài” thì quan phụ mẫu – người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi “đứa con” của ngài chạy vào nói: “Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi!”, hắn còn quát vào mặt, đe doạ: “….Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?…” rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất.