Nêu giá trị hiện thực giá trị nhân đạo trong văn bản tôi đi học, tức nước vỡ bờ, trong lòng mẹ
0 bình luận về “Nêu giá trị hiện thực giá trị nhân đạo trong văn bản tôi đi học, tức nước vỡ bờ, trong lòng mẹ”
Tôi đi học
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
Trong lòng mẹ
Đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình
Tức nước vỡ bờ
Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng khốn khổ, bế tắc, khiến họ phải liều mạng cự lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ
Lão Hạc
Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế
Tôi đi học
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
Trong lòng mẹ
Đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình
Tức nước vỡ bờ
Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng khốn khổ, bế tắc, khiến họ phải liều mạng cự lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ
Lão Hạc
Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế
* Văn bản ” Tôi đi học ” không có giá trị hiện thực, nhân đạo.
* Văn bản ” Tức nước vỡ bờ ” :
+ Giá trị hiện thực :
– Cuộc sống khốn khổ, bị dồn ép tới mức đường cùng trong nạn nộp sưu vô lý của lũ phong kiến.
– Sự xuống cấp, thối nát, không công bằng của xã hội phong kiến.
+ Giá trị nhân đạo :
– Sự thông cảm, thương xót của người đọc và Ngô Tất Tố đối với những người nông dân ( GĐ chị Dậu ).
– Lên án, tố cáo xã hội phong kiến thối nát, bất công, luôn ức hiếp tầng lớp nhân dân dưới nạn thuế sưu.
* Văn bản ” Lão Hạc ” :
+ Giá trị hiện thực :
– Cuộc sống nghèo khó,tủi nhục và luôn bị bòn rút sức lao động của nông dân trước cách mạng tháng tám.
– Cuộc sống xa hoa, sung sướng và luôn bòn rút sức lao động của nhân dân.
+ Giá trị nhân đạo :
– Sự cảm thông, tiếc nuối đối với những người nông dân hiền lành, chất phác như Lão Hạc bị xã hội phong kiến dồn ép đến con đường tự tìm đến cái chết.
– Tố cáo xã hội phong kiến nhẫn tâm,bất lương, không tình người.
* Văn bản ” Trong lòng mẹ ” :
+ Giá trị hiện thực :
– Cuộc sống khổ sở, thấp cổ bé họng của những người phụ nữ và trẻ em thời phong kiến.
– Tái hiện một xã hội xưa lạc hậu với những hủ tục vô lý đã dồn ép và khiến những người phụ nữ chạy trốn, chia cắt với đứa con của mình.
+ Giá trị nhân đạo :
– Sự thông cảm, thương xót đối với cuộc sống của những người phụ nữ và trả em xã hội xưa.
– Lên án và căm ghét sự lạc hậu, hủ tục vô lý đã dồn ép những người phụ nữ vào mức đường chạy trốn.